Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Trần Đình Cẩn : Chào Quý Khách viếng thăm Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Trần Đình Cẩn : Chào Quý Khách viếng thăm Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt

Le Cuoi Tran Dinh Can _Ngo Thi Trung Trinh
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Danh lam- Thắng cảnh

Go down 
Tác giảThông điệp
camloanQTKD

camloanQTKD


NickNam : Taurus
DiaChi Email : Dragon
Tổng số bài gửi : 1
Points : 3
Join date : 20/10/2010
Age : 36
Đến từ : GiangNam PhuocHiep TuyPhuoc BinhDinh

Danh lam- Thắng cảnh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Danh lam- Thắng cảnh    Danh lam- Thắng cảnh  I_icon_minitimeWed 20 Oct - 11:01:52

Bình Định lol!
Là một tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, tây giáp Gia Lai, nam giáp Phú Yên, đông giáp biển Đông. Địa hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100 km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Tỉnh có suối nước khoáng ở huyện Phù Cát.


Bình Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1 chạy qua tỉnh, quốc lộ 19 nối Qui Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai và Kon Tum; tàu Thống Nhất dừng lại tại ga Mường Mán cách Qui Nhơn 11 km; sân bay Phù Cát cách Qui Nhơn 36 km về phía bắc; cảng biển Qui Nhơn là một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ.
Những di tích và thắng cảnh của non nước Bình Ðịnh hấp dẫn du khách với những vẻ riêng mà không nơi nào có đươc. Ðây là vùng đất ngàn năm với nền văn hóa Sa Huỳnh cổ kính đầu thiên niên kỷ, với những di tích như:Bí ẩn 14 tháp cổ Chàm trên đất Tây Sơn, Tháp Dương Long tuyệt đẹp, Bảo tàng Quang Trung, và nhiều danh lam thắng cảnh: Suối khoáng Hội Vân, Núi Kỳ Đồng và Bàu Sấu, Gành Ráng - Tiên Sa, Lâm viên Hầm Hô, ...
Đến với Bình Định không thể bỏ qua các món ăn đặc sản nổi tiếng khắp nơi: Cháo Hàu Bình Định, Cá kho, chả cá Bình Định, Bánh hỏi, Mắm thu Tam Quan, Xu xoa, cá chạch tre Bàu Sấu, Bún tôm Mỹ Lợi, Nem nướng Chợ Huyện, Bánh tro, Bánh táp lô, Bánh bảy lửa, ...
Bình Định là quê hương của nghệ thuật tuồng cổ, dân ca bài chòi, đặc biệt môn phái võ Tây Sơn đã thể hiện rõ tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân đất này. Lễ hội Tây Sơn là lễ hội chính của vùng đất võ, ngoài ra còn có Lễ Vu Lan được tổ chức vào rằm tháng 7 thể hiện sự sinh động về văn hóa của nơi đây.


Danh lam- Thắng cảnh  353465B93158E2C746C877E30C863523
Tháp Bình Lâm - Bình Định
Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này. Tháp Bình Lâm được xếp hạng di tích năm 1993.

Tháp Bình Lâm cao 20 m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc. Trong các cửa giả, cửa phía Tây và cửa phía Nam là còn nguyên, cửa chính và cửa phía Bắc đã bị sụt lở phần vòm. Phần lớn các cửa giả đều được xây nhô ra cách thân tháp chừng 1,5m. Những cửa giả này, phần vòm được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, mỗi vòm như vậy tạo cảm giác như một tòa lâu đài thu nhỏ; trong các ô khám các “tòa lâu đài” đều có tượng thần bằng đất nung, nhưng đã bị mất từ lâu. Nhìn lên đỉnh tháp, ở giữa các tầng tháp đều được tạo các cửa giả và cũng được cấu tạo theo kiểu lâu đài. Càng lên cao, tháp càng được thu nhỏ dần về phía đỉnh.

Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế! Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Ở Bình Lâm, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng tỷ lệ cân đối, điều đó đã tạo vẻ đẹp cho di tích này. Những họa tiết trang trí các tháp góc và những hình ảnh tòa lâu đài trên các cửa giả, cùng với những hoa văn trang trí kiểu chuỗi hạt, cho thấy ở tháp Bình Lâm một xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện. Như trên mặt tường không còn thấy hoa văn trang trí mà xuất hiện những rãnh nhỏ chạy dọc từ trên xuống; vòm cửa đã bắt đầu vươn cao hình mũi giáo, một xu thế đơn giản để đi đến dáng vẻ hoành tráng, khỏe khoắn của phong cách kiến trúc Bình Định sau này. Có thể xem Bình Lâm là di tích mang phong cách kiến trúc chuyển tiếp từ thế kỷ X sang phong cách Bình Định cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Vừa qua, tháp Bình Lâm đã được gia cố, chống xuống cấp.


Danh lam- Thắng cảnh  303AA83F3158E2C71624AF830C862BD3
Núi Kỳ Đồng và Bàu Sấu - Bình Định
Mạch đất An Nhơn về phía đông xã Nhơn Mỹ uốn lượn gồ ghề rồi cất lên thành một quả núi cao chừng trăm thước án ngữ ba thôn Ðại An, Thiết Tràng, Tân Ðức. Núi như một con rồng chạy đến giáp sông La Vĩ thì ngoảnh về phía tây, mê mẩn trước một bàu nước xanh thơ mộng.


Núi ấy gọi là núi Kỳ Ðồng, bàu kia gọi là bàu Sấu, vì rằng từng có cá sấu ở. Ngắm núi Kỳ Ðồng từ điểm khởi sơn về nơi tọa lạc, gò đống nối dài hợp với sườn núi khoan thai thoải xuống mặt bàu tựa như một con rồng xanh đang mải mê uống nước, chả trách người xưa bảo núi tượng hình thanh long ẩm thủy.

Sau khi Ðào Doãn Ðịch, thủ lĩnh đầu tiên của phong trào Cần Vương ở Bình Ðịnh qua đời, Mai Xuân Thưởng đã cho xây dựng rất nhiều căn cứ kháng chiến. Một trong số đó là căn cứ núi Kỳ Ðồng. Song Mai Xuân Thưởng chọn nơi đây làm căn cứ không phải vì cảnh đẹp, mà vì thế núi rất thuận lợi cho việc trú quân lẫn dụng binh. Trong núi rừng có hang, không hay lớn nhỏ thế nào, chỉ biết tại mặt nam núi đến nay hãy còn dấu tích một miệng hang chừng 2m2, cây dại mọc đầy. Dẫn từ hang ra bàu Sấu là một con đường đất nhỏ, hoang phế đã lâu ngày. Bàu Sấu rộng ngót ba mẫu, nước sâu thăm thẳm, thông với sông Côn. Từ núi Kỳ Ðồng, có thể theo đường thủy lẫn đường bộ tới các căn cứ khác của nghĩa quân thuộc huyện Tây Sơn. Mặt khác quãng chân núi phía đông giáp sông La Vĩ mở ra một lối thủy lưu quan trọng sang thành Ðồ Bàn, tỏa về một vùng dân cư ven thị đông đúc, rất thuận lợi cho việc thu thập thông tin và tiếp tế lương thực, vũ khí.

Năm 1887, quân Pháp và quân triều đình do Trần Bá Lộc chỉ huy đã tấn công với quy mô lớn vào các căn cứ cần vương ở Bình Ðịnh. Quân địch quá đông. Nghĩa quân quá ít. Ðịch trang bị súng ống đạn dược. Nghĩa quân vũ khí chủ yếu là giáo mác thô sơ. Lần lượt các căn cứ Kho Lương, Thứ Hương Sơn, Bắc Trại, Nam Trại bị giặc chiếm. Nghĩa quân bị tổn thất lớn, chỉ còn vài trăm người. Mai Xuân Thưởng quyết định chọn Bàu Sấu làm nơi bày trận sống mái với quân thù.

Suốt hai ngày đêm, dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã chiến đấu rất kiên cường. Ban đầu, dựa lưng vào thế núi, nghĩa quân đã tiêu diệt được hàng trăm tên giặc. Nhưng Trần Bá Lộc cậy thế quân đông cứ xua binh tràn lên hết đợt này đến đợt khác, nghĩa quân trúng đạn hy sinh rất nhiều, máu trôi đỏ nước bàu và loang dài một khúc sông. Mai Xuân Thưởng bị thương nặng. Những nghĩa quân sống sót bèn mở đường máu đưa nguyên soái về mật khu Linh Ðỗng. Tìm không ra Mai, Trần Bá Lộc thẳng tay đàn áp nhân dân của ba thôn quanh núi Kỳ Ðồng. Chúng báo lên Nguyễn Thân. Tên gian thần này liền ra lệnh bắt giam dân chúng hai làng Phú Lạc, Phú Phong, trong đó có người mẹ già yếu Mai Nguyên Soái. Giặc bắn tin rằng nếu ông không ra hàng, chúng sẽ giết cụ bà và làm cỏ hai làng Phú Lạc, Phú Phong. Trước tình thế đó, Mai Xuân Thưởng quyết định hy sinh để cứu mẹ và dân làng khỏi nanh vuốt giặc. Ngày 4 tháng 5 năm 1887, ông ra nộp mình ở đình Phú Phong.

Ngày 6 tháng 6 năm 1887 (tức rằm tháng tư năm Ðinh Hợi) giặc đưa ông cùng 11 tướng lĩnh cần vương


Danh lam- Thắng cảnh  34326EEE3158E2C756A8C2930C8613D3
Thắng cảnh Gành Ráng - Tiên Sa - Bình Định
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 2km về phía nam, Gành Ráng - Tiên Sa là một quần thể sơn thạch trải dài sát biển, dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Vùng đất này không chỉ được xếp vào hàng "đệ nhất" trong các danh thắng của Bình Định với những cảnh đẹp đượm màu huyền thoại, giàu tính nhân văn mà còn bởi nó ôm ấp trong mình hình hài của một nhà thơ lớn: Hàn Mặc Tử. Nét đặc trưng tạo thành sức hấp dẫn ở đây chính là vẻ đẹp của đá. Đá chồng lên đá, đuổi theo nhau tạo thành hang, gành, rạn với nhiều hình thù gợi cảm, chạy sát chân sóng.


Qua Hòn Chồng một quãng ngắn, bạn sẽ tới một bãi đá la liệt những hòn đá xanh hình tròn, nhẵn như quả trứng. Phía trên bãi, một mạch nước ngầm từ khe núi chảy ra tạo thành hai giếng nước ngọt. Đi hết bờ đá, một bãi cát vàng mịn hình lưỡi liềm sẽ hiện ra trước mắt du khách. Đến đây, ai cũng ghé qua mộ nhà thơ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Vùng đồi Gành Ráng - Tiên Sa nằm ở độ cao trung bình 30m, với tổng diện tích 150ha, trải dài đến thắng cảnh Quy Hoà và núi Vũng Chua. Từ đỉnh Gành phóng tầm mắt nhìn ra biển, bạn sẽ thấy rực sáng ánh đèn của ngư dân, quay sang hướng Quy Nhơn sẽ thấy lung linh đủ màu sắc.


Chợ gò Bình Ðịnh
Ai đi chợ Gò (thuộc xã Phước Nghĩa - Tuy Phước - Bình Ðịnh) đều có những kỷ niệm đẹp khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 2 và mùng 3 Tết âm lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.


Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy. Trong khi hầu hết các chợ Tết quê nơi khác nay đã vắng bóng hình ảnh ông đồ già viết, bán câu đối trên giấy đỏ thắm thì ở chợ Gò tục viết, bán câu đối Tết vẫn còn nguyên vẹn. Năm 1990, báo Bình Ðịnh phát động cuộc thi câu đối về chủ đề Bác Hồ, chỉ trong 30 ngày đã có 136 vế đối của 72 tác giả thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội tham gia. Cả những cụ cao niên 79 tuổi đến những em thiếu nhi 11 tuổi cũng có những vế đối rất hay. Những chiếc chiếu hoa được trải ra lối cổng chợ cùng các cụ già râu tóc bạc phơ quần thâm, khăn xếp, thảo những nét chữ kỳ tài diệu bút trên giấy đỏ. Người xem, người mua đều trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của nét chữ, ý hay thâm thuý của câu đối. ở đây, nghệ thuật chơi chữ và viết chữ đủ cả bốn lối: Triện (vuông), lệ (nghiêng), chân (rõ ràng), thảo (viết thoắng) là sở trường của những nhà nho, ông đồ văn hay chữ tốt. Nhưng lối viết câu đối thảo vẫn được nhiều người ưa thích nhất. Mỗi một vế đối như một bức tranh nghệ thuật độc đáo. Ai "chơi chợ" cũng muốn có một câu đối về treo trong nhà để đón xuân phù hợp với hoàn cảnh, ước nguyện của gia đình. Người muốn lúa tốt bội thu lợn đàn, gà bầy, kẻ mong con cháu đi xa được bình an, đỗ đạt cao kỳ thi tới. Vì thế hội chợ có muôn vàn câu đối khác nhau, không câu nào giống câu nào. Câu đối được nhiều người tâm đắc nhất là:

Hiếu tử tôn từ vạn đại như kiến
Tổ tông công đức bách tuế bất niên.
Dịch:
Văn hóa ngàn năm rèn bản sắc
Giống nòi muôn thuở đúc tài năng

Nếu ở Bắc Bộ, hội cờ xuân thường diễn ra ở sân đình thì ở đây hội cờ lại diễn ra ngay tại chợ. Các tay cờ hoàn toàn mang tính giải trí thuần tuý. Song như thế không có nghĩa là nước cờ thấp. Họ lên xe, xuống pháo như thần kém gì các tay cờ gạo cội trong làng cờ người Việt. Nếu bạn có dịp chơi hội chợ Gò mời bạn hãy thử chơi một ván, người dân ở đây nồng nhiệt tiếp bạn.

Hội chợ Gò diễn ra tuy ngắn ngủi nhưng ý nghĩa rất lớn vì nó tạo ra không khí vui tươi thoải mái sau một năm miệt mài lao động vất vả và đi vào ký ức người dân nơi đây như một mảng tâm hồn tươi sáng và tìm về với bản sắc dân tộc, tìm về với cội nguồn của chính mình.


Huyền thoại suối nước nóng Hội Vân - Tỉnh Bình Định
Từ thị trấn Ngô Mây nằm trên quốc lộ 1A, đi về hướng Tây chưa đầy 10 km, chúng ta sẽ bắt gặp suối nước nóng Hội Vân, thuộc xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát (Bình Định). Đây là một trong bốn nguồn nước nóng được khai thác để chữa bệnh ở nước ta. Nói đến Hội Vân, người dân xứ này bao giờ cũng nhắc về một huyền thoại...


Chuyện kể rằng nàng công chúa Chămpa lúc bấy giờ, không may mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần sùi, lở lói. Mặc dù vua cha đã cho tìm kiếm thầy thuốc giỏi khắp nơi về chữa trị, nhưng bệnh tình của công chúa vẫn không khỏi. Để giúp công chúa vơi bớt nỗi buồn, một lần đi săn bắn, nhà vua mang nàng theo. Mặt trời sắp lặn, đến một góc rừng hoang vu, giữa cây cối đại ngàn, nhà vua nhìn thấy giữa dòng suối mát có những mạch nước ngầm trào lên trong vắt. Người bèn ra lệnh vây màn cho công chúa tắm. Không ngờ, khi nàng vừa ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự nhiên tan biến hết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Ngày nay, qua nghiên cứu, người ta đã biết trong nước nóng có chất lưu huỳnh (diêm sinh) và các khoáng chất rất thích hợp cho việc điều trị bệnh ngoài da, hô hấp, thần kinh. Trữ lượng mỏ nước nóng Hội Vân rất dồi dào. Đặc biệt, nguồn nước nơi đây được hòa tan với hơn 20 chất khoáng có cấu tạo hóa học dạng Cloruahydro Cacbonnat Sunfatnatri, được xếp vào loại nước khoáng nóng Silic cùng nhóm với một số viện điều dưỡng nổi tiếng trên thế giới...

Đầu năm 1976, Nhà điều dưỡng nước nóng Hội Vân ra đời. Tính đến nay, trung tâm này đã đón hơn 2.200 lượt bệnh nhân đến điều trị. Bình quân mỗi năm đón khoảng 325 lượt người (trong đó có cả người ngoài tỉnh chiếm khoảng 2%). Những năm gần đây, số lượng người đến điều trị ngày càng tăng, có năm đón tới 600 lượt bệnh nhân. Cùng với những người đến để chữa bệnh, vào những ngày lễ ngày tết, suối nước nóng Hội Vân còn thu hút khách du lịch từ nhiều nơi đến tham quan. Người ta đến chủ yếu để thưởng thức trứng gà, trứng cút được luộc ở các vũng nước nóng có độ sôi 70-80 độ C, rồi sau đó thả mình xuống dòng nước ấm để tận hưởng cái cảm giác “thần tiên” ban tặng. Lại có người chờ hoàng hôn buông xuống để được nhìn thấy từ những mạch nước nóng lộ thiên (nằm rải rác trên một đoạn suối dài khoảng 1 km), khói nước bay lên phả vào không gian như thực như mơ.

Từ cuối 1994, Bộ Y tế đã có chủ trương chuyển toàn bộ Nhà điều dưỡng sang Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng. Theo đó, Nhà điều dưỡng Hội Vân cũng đã xây dựng và hoàn tất luận chứng kinh tế kỹ thuật để chuẩn bị chuyển sang phương án hoạt động mới. Theo luận chứng, bệnh viện sẽ có hai khu: khu dành cho khách du lịch sẽ xây dựng bể bơi, có sức chứa 1.000 lượt người/ngày, có nơi ăn nghỉ giải khát độc lập; khu an dưỡng sẽ được nâng cấp và đầu tư trang thiết bị hiện đại. Song có lẽ vì kinh phí quá lớn (5 tỷ đồng) nên cho đến nay, ý tưởng xây dựng Hội Vân trở thành nơi du lịch và chữa bệnh lý tưởng vẫn còn nằm trên giấy (?!).


Bí ẩn 14 tháp cổ Chàm trên đất Tây Sơn

Nằm ngay cửa ngõ thành phố Qui Nhơn là hai ngọn tháp đứng sừng sững kề nhau, dân gian gọi là tháp Đôi. Theo các tư liệu xưa còn ghi chép được, tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Ngày 10/7/1980, tháp Đôi được trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chăm bởi tháp Đôi không giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường này.


Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12. Ở ngọn tháp lớn, có khắc nhiều bức phù điêu hình khí Hanuman trong tư thế nhảy múa. Còn tháp nhỏ lại có nhiều phù điêu hình thú vật như hươu, nai; phía trong vòm khám thờ có hình người ngồi thiền, đứng chầu hai bên là các sư tử đầu voi. Các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá.

Ngược lại, vùng "Tây Sơn hạ đạo" có cụm tháp Dương Long. Người Pháp gọi đây là "tháp Ngà", còn dân địa phương gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có ba toà tháp cổ với chiều cao 29-36m. Hệ thống cửa của cụm tháp này phần lớn đã bị sụp đổ. Các đề tài chạm khắc trên tháp Dương Long cũng có các hình thú như voi, sư tử đang đùa giỡn, phía bên trong toà tháp cũng là những tu sĩ đang ngồi thiền. Hầu hết toà tháp có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh và kết thúc bằng một đoá sen đang nở. Những bức chạm khắc của tháp Dương Long rất tinh tế về nghệ thuật và kỹ xảo. Vòm cửa có hình quái vật Kala khạc ra rắn bảy đầu, bộ diềm mái được nghệ nhân khắc nhiều hoa văn với cảnh trí rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, tháp Dương Long có giá trị nghệ thuật nhất trong số các kiến trúc Chăm thời kỳ này. Nhiều nhà nghiên cứu hiện xác định niên đại của tháp là vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ hai được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng cùng lúc với tháp Đôi.

Sau hai cụm tháp Đôi và tháp Dương Long là tháp Cánh Tiên và tháp Bánh Ít. Tháp Cánh Tiên được xây dựng ngay ở trung tâm thành phố Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Có thể nói đây là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Theo tài liệu của Pháp, tháp Cảnh Tiên còn được gọi là tháp Đồng, nhưng vì sao có tên gọi này thì vẫn chưa có ai xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Chăm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc. Không giống như Cánh Tiên, Bánh ít có đến bốn toà tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20 km. Đứng xa cụm tháp này trông như những chiếc bánh ít lá gai thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là tháp Bạc. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh.

Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hoà (Tuy Phước). Người dân ở đây kể rằng thôn Bình Lâm là vùng đất phì nhiêu có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến khai phá mở mang. Trong hệ thống tháp Chăm Bình Đinh



Lâm viên Hầm Hô
Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.


Ngày 17-2-1995 UBND Bình Định đã ra Quyết định số 287/QĐ-UB công nhận khu danh thắng Hầm Hô và cho đăng ký khoanh vùng bảo vệ với diện tích 150.000 km2. Là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhưng Hầm Hô hấp dẫn không phải bởi những công trình xây dựng nguy nga tráng lệ do bàn tay con người tôn tạo.

Chuyện kể rằng, Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có tự rất lâu đời bắt nguồn từ một hiện tượng có thật thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất của mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì ngay trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm "hô phong hoán vũ" mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hầm Hô là hạ lưu của sông Kút chảy uốn khúc quanh theo hai vách núi dày đặc cây rừng và đá trải nên nhiệt độ luôn thấp hơn lưu vực đồng bằng. Khi hạn hán đạt đến đỉnh điểm thì chắc chắn đất trời sẽ chuyển để đổ mưa. Chính trong giai đoạn chuyển mưa đã tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về hạ lưu. Khi qua Hầm Hô gặp phải một địa hình đặc biệt: cây rừng dầy đặc cùng hang hốc thâm sâu của đá núi đã tạo nên âm thanh vang dội.

Nằm trong lòng sông Kút, trên thượng lưu sông Ðá Hàng đổ ra sông Kôn, với chiều dài khoảng 1.000 m theo dòng nước quanh năm xanh biếc, Hầm Hô có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Hai bên bờ rừng cây rợp bóng mát cùng những vách núi đá dựng đứng của đồi 524 ở phía Ðông, đồi 216 phía Tây, đồi 587 như tấm lá chắn ở phía Nam, còn phía Bắc giáp ngã ba sông Ðồng Hưu. Lòng sông với những dãy đá hoa cương có nhiều hình thù kỳ dị, nhấp nhô hòn đứng hòn nằm tạo nên một kho tàng đá và đá. Với những tục danh rất sử thi lãng mạn như: Ðá Thành, Ðá Bàn Cờ, Ðá Chùm, Ðá Dựng, Ðá Trái, Cửa Sanh - Cửa Tử, thác Cá Bay, Dấu chân khổng lồ nên Hầm Hô còn có tên gọi "Hầm Hô thạch trụ". Như lời một nhà văn thì cảnh quan trời mây sông nước Hầm Hô như một cảnh tiên thật "Sơn thủy hữu tình".

Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời giáp Tết vẫn còn se lạnh, lúc đó sẽ có hàng vạn du khách tới Hầm Hô trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát..., những nơi tận cùng dòng sông Kút giáp với tỉnh Phú Yên và Gia



Thắng cảnh Gành Ráng - Tiên Sa - Bình Định

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 2km về phía nam, Gành Ráng - Tiên Sa là một quần thể sơn thạch trải dài sát biển, dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Vùng đất này không chỉ được xếp vào hàng "đệ nhất" trong các danh thắng của Bình Định với những cảnh đẹp đượm màu huyền thoại, giàu tính nhân văn mà còn bởi nó ôm ấp trong mình hình hài của một nhà thơ lớn: Hàn Mặc Tử. Nét đặc trưng tạo thành sức hấp dẫn ở đây chính là vẻ đẹp của đá. Đá chồng lên đá, đuổi theo nhau tạo thành hang, gành, rạn với nhiều hình thù gợi cảm, chạy sát chân sóng.


Qua Hòn Chồng một quãng ngắn, bạn sẽ tới một bãi đá la liệt những hòn đá xanh hình tròn, nhẵn như quả trứng. Phía trên bãi, một mạch nước ngầm từ khe núi chảy ra tạo thành hai giếng nước ngọt. Đi hết bờ đá, một bãi cát vàng mịn hình lưỡi liềm sẽ hiện ra trước mắt du khách. Đến đây, ai cũng ghé qua mộ nhà thơ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Vùng đồi Gành Ráng - Tiên Sa nằm ở độ cao trung bình 30m, với tổng diện tích 150ha, trải dài đến thắng cảnh Quy Hoà và núi Vũng Chua. Từ đỉnh Gành phóng tầm mắt nhìn ra biển, bạn sẽ thấy rực sáng ánh đèn của ngư dân, quay sang hướng Quy Nhơn sẽ thấy lung linh đủ màu sắc.


Bán đảo Phương Mai - Bình Định
Nằm về phía đông đầm Thị Nại, như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho TP Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai là đoạn cuối cùng của dải núi Triều Châu. Đây là một vùng núi thấp có nhiều ngọn nhấp nhô. Cao hơn cả là hòn Chớp Vung, hòn Mai, hòn Diệp Chữ…


Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn hình mũi mác với nhiều hốc đá hiểm trở, chim Yến thường kéo về làm tổ. Dân trong vùng gọi nơi đây bằng hai cái tên Mũi Mác và Mũi Yến.


Dãy núi phía tây bắc Mũi Mác có một nhánh nhỏ, nhọn sắc như nanh cọp, chĩa về phía tây, tục gọi Gành Hổ, trong các sách cổ gọi là Hổ Ki. Nằm kẹp giữa hai dải núi này là một động cát, trên có bàu nước ngọt khá lớn. Bán đảo Phương Mai được nối với dãy Triều Châu bằng một dải núi dài chừng 2 km, bề ngang chỉ hẹp độ 1/2 km có tên là Eo Vược.

Giải thích tên gọi và hình dạng của eo núi, truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xưa nước đầm Thị Nại không ăn sâu vào bán đảo như hiện nay. Một hôm, có ông Khổng lồ đến đây be bờ tát cá trong đầm. Thình lình có một con cá vược rất lớn tung mình qua núi nhảy vọt ra biển. Ông Khổng lồ chạy theo nhưng chụp không được. Tức quá ông mới dậm chân, khiến đất núi sụt xuống. Vết chân giận dữ của ông chính là vùng biển ăn sát phía tây dải núi.

Không hiểu vì truyền thuyết Khổng lồ tát cá hay vì hình dáng giống cái gầu mà vũng nước này có tên gọi Sòng Tát Khổng lồ, còn dải núi sau đó có tên là Eo Vược. Bán đảo Phương Mai núi giăng hiểm trở, nhưng xen vào các vách đá và ở ria chân núi có những thung lũng và khoảng trống để hình thành nên các điểm dân cư, tụ tập chủ yếu thành 3 xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và một phần phường Hải Cảng thuộc TP Quy Nhơn. Dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề biển, một số ít làm nghề nông.


Hiện nay, dự án cầu – đường Quy Nhơn – Nhơn Hội đang thi công, vùng đất này trong tương lai sẽ phát triển với cảng nước sâu, các khu công nghiệp, dịch vụ và du lịch…



Đặc sắc tượng tre - Tỉnh Bình Định
Làm tượng tre là một nghề mới phát triển ở một số làng nghề truyền thống. Từ những rễ tre vô hồn, người làm tượng đã chế tác thành những bức tượng sinh động.


Thợ trẻ - nghề mới
Một số nghệ nhân ở tỉnh Bình Định bảo: Nghề mới này là do chúng tôi nghĩ ra; một số nghệ nhân khác ở Đồng Kỵ - Bắc Ninh cũng bảo "Nghề này, khởi xướng từ đây chứ còn ở đâu!"; còn mấy "ông" thợ trẻ măng, mới mười tám đôi mươi ở xã Thiết Úng - Đông Anh Hà Nội cũng lại bảo: "Chúng em nghĩ ra chứ còn ai nữa"!

Tôi đã đến Thiết Úng: Cả làng làm tượng gỗ truyền thống. Một vài nhà có thanh niên trẻ khỏe, táo bạo đầu tư sang nghề mới này. Anh Đỗ Đức Thuận ở làng này là một trong số những người như thế, anh kể cho tôi nghe về cái nghề độc đáo này:

Làm tượng tre với số lượng ít thì chẳng có gì đáng nói; làm số lượng lớn để bán thì phải tổ chức đổ đi nhiều nơi để thu mua gốc tre. Tuy vậy, không phải cứ chỗ nào có tre là cũng có thể "xông" vào hỏi mua được đâu. Nếu cứ vào như vậy thì phải chấp nhận mua với giá "cắt cổ", có khi tính ra mỗi một gốc đem về nhà, mất già nửa tiền một tượng tre hoàn chỉnh. Vì vậy mình phải thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin chỗ này nay mở đường, chỗ kia mai mở ngõ..., người ta phá tre đi, mình có thể đến thu mua được hàng nghìn cụm - giá rẻ mà mất ít công đào. Có những chỗ ủi đến xin là được.

Đưa về, cẩn thận tỉ mẩn bới đất ra giữa các gốc. Cách gỡ đất là phải dùng máy phụt nước loại thật mạnh để luồn vào từng ngõ ngách - lấy đất ra, không được dùng vật cứng làm đứt đi từng chiếc rễ, hốc mắt của gốc... vì có khi sau này đưa vào chế tác, chính cái rễ đánh đứt lại vào cụm râu nhân vật hay lại rơi vào chỗ "mày phải", "mày trái" thì... xót lắm? Sau khi đã rửa sạch sẽ, gác lên cho khô. Lúc nào thư thái như ăn cơm xong, đến vần lên vần xuống cả cụm, ngồi xỉa răng, tính: gốc này to, dài, có nhiều rễ để làm ông "Quan Vân Trường" gốc kia, mập, nhẵn, có bướu trên trán làm "ông Thọ", "ông Tiên"; còn đây để làm ông "Di Lặc"... Nếu không biết lựa chọn có khi phải chắp chắp vá vá, gọt tỉa cả ngày... không xong. Ví như chọn gốc ít rễ làm "Quan Vân Trường", hay nhiều rễ lại chọn làm "ông Thọ'... thì phí lắm.

Tượng tre với Sea Games
Nói về khách mua - kén chọn tượng, Thuận bảo: Khách nước ngoài khó tính lắm, nhất là khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... pho tượng tre không may chỉ bị một vết dập nứt (khi đánh gốc) dù rất nhỏ, có bán rẻ mấy họ cũng lắc đầu. Hay tượng ông "Quan Vân Trường", cũng vẫn lông mày đậm - nhưng mắt không xếch, họ cũng lắc đầu. Khách ta thì dễ tính hơn, tượng do các cháu học việc làm, sơ ý cắt mất râu chỗ nọ lại để thò chỗ kia - đôi lúc họ cũng đồng ý mua...

Tựu trung, nghề làm tượng tre này cơ bản là phải biết phát huy ưu thế đặc biệt của bộ rễ, vì khách mua chơi cũng chính nhờ sự thán phục người thợ tài hoa biết biến những cái rễ tre từ vô hồn trở nên sống động gần gũi.

Về giá tượng, Thuận bảo, tượng nào đẹp nhất em cũng chỉ bán được với giá 200.000 đồng/tượng (còn lại



Du lịch biển Quy Nhơn: Không chỉ có Ghềnh Ráng-Tiên Sa - Tỉnh Bình Định
Thành phố Quy Nhơn từng nổi tiếng với hai điểm du lịch biển kỳ thú là Ghềnh Ráng-Tiên Sa và bãi Quy Hòa, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng hai đến ba km. Thắng cảnh Ghềnh Ráng-Tiên Sa cuốn hút du khách vì có ngôi mộ cổ của nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử và bãi tắm Hoàng Hậu.


Mộ Hàn Mặc Tử nằm trên sườn đồi Xuân Vân thơ mộng nhìn xuống phía biển Đông quanh năm lộng gió. Con dốc đá dẫn lên ngôi mộ Hàn Mặc Tử được gọi là dốc Mộng Cầm bây giờ đã được tráng nhựa phẳng phiu, sạch sẽ. Ở phía sau mộ là gian phòng tưởng niệm, lưu giữ được nhiều di ảnh Hàn Mặc Tử và những người thân của ông.

Bãi tắm Hoàng Hậu (tương truyền là bãi tắm của Hoàng hậu Nam Phương trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các tỉnh miền trung) đặc biệt thu hút du khách bởi những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim đại bàng nằm chồng xếp lên nhau. Cảm giác tuyệt vời của du khách khi đến đây là có thể thả một chân xuống sóng và chân kia bám vào vách núi. Với bãi Quy Hòa, cảm nhận du khách lại là sự bình yên của thiên nhiên tuyệt đẹp; có thể lắng nghe tiếng vi vút của rừng dương hòa trong tiếng chim hót, tiếng sóng biển êm đềm.

Con đường Quy Nhơn-Sông Cầu mở ra đã tạo cơ hội cho những khu du lịch mới của tư nhân. Đáng kể nhất là các khu du lịch bãi Dài, bãi Dại, bãi Xếp, bãi Bàng và bãi Bầu. Tất cả còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ của biển và núi. Khách du lịch đến đây có thể cảm nhận toàn vẹn sự trong lành của thiên nhiên hoang dã. Họ có thể leo núi, đá bóng, rượt đuổi nhau chân trần trên cát, phơi nắng... rồi ào xuống bơi trên dòng nước trong xanh nhìn thấu đáy. Những ghềnh đá, hang động với đủ các hình thù kỳ dị cũng làm nên những phông ảnh tuyệt đẹp cho người thích chơi hình. Song khoái nhất có lẽ là những cuộc lặn bắt nhum (cầu gai) nằm trong các kẹt đá. Những con nhum mình tròn tua tủa những gai cứng và nhọn không bao giờ là đồ chơi của kẻ yếu bóng vía nhưng nó lại là thức ăn tuyệt ngon. Nhịt nhum lỏng và có mầu như lòng trứng. Nhum đem nấu cháo thì tuyệt.

Khi thấm mệt, du khách có thể lên bờ gọi đĩa ghẹ hay mực hấp, tất cả đều tươi nguyên do vừa mang ở biển vào rồi bưng bát cháo nhum sực mùi hành tiêu húp xì xụp, mọi thứ mệt mỏi đều tiêu tán.

Bắt đầu các dự án du lịch

Giữa năm 2002, công ty liên doanh khu du lịch Bãi Dài do Công ty du lịch Bình Định liên doanh cùng một công ty Áo đã khởi công xây dựng khu nghỉ mát Bãi Dài. Nơi đây sẽ có trung tâm dịch vụ ăn uống, giải trí phong phú và sang trọng với hồ bơi, quán rượu, khu thể thao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch thám hiểm và khu vật lý trị liệu; các bungalo đều đạt tiêu chuẩn bốn sao... Và trong tháng 9 vừa qua, tỉnh Bình Định cũng đã giao đất cho Công ty Hoàng Anh (Gia Lai) để chuẩn bị xây dựng một khu nghỉ mát khác nằm ngay đoạn phía nam bãi biển Quy Nhơn tiếp giáp với đồi Ghềnh Ráng.

Riêng khu Ghềnh Ráng-Tiên Sa được giao cho Tổng công ty du lịch Sài Gòn đầu tư. Nơi đây, lầu Ông Hoàng, nơi nghỉ mát của cựu hoàng Bảo Đại xưa kia, sụp đổ trong chiến tranh sẽ được tôn tạo lại. Theo dự án của Tổng công ty du lịch Sài Gòn, khu di tích


Chùa Thập Tháp Di Ðà: Một danh lam thắng cảnh ở miền trung
Chùa Thập Tháp Di Đà nằm giữa một vùng quê xanh tươi và yên ả, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 28km về phía bắc, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.


Ngôi chùa cổ kính này do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1683, tính đến nay đã hơn 300 năm tuổi, trên ngọn đồi mang tên Long Bích, mặt trước chùa là hồ sen rộng 500m2 được xây bằng đá ong, quanh năm sen nở thơm ngát một vùng, bao bọc sau lưng và phía bắc chùa là sông Côn và sông Bàn Khê. Năm 1691, chùa được vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề “Thập Tháp Di Đà tự” và mang tên đó cho tới bây giờ.

Bước qua cổng chùa, du khách sẽ đi qua khoảng sân rợp bóng mát của những cây cổ thụ có niên đại hơn 200 năm để vào chùa chính. Chùa được kiến trúc theo hình chữ khẩu, bốn vày, ba gian, hai chái, có hai lớp tường bao bọc xung quanh. Khu vực chính của chùa gồm chính điện, khu phương trượng, khu tây đường và đông đường, có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng, lát gạch vuông với nhiều loài hoa cảnh. Chính điện chùa kết cấu chủ yếu bằng gỗ quý, chạm trổ tinh xảo, công phu với hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu. Đầu tám hàng trụ cột và đầu kèo được chạm, trang trí cổ tự. Ngoài kiến trúc bên trong, chùa Thập Tháp còn làm du khách ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc của nhiều thời khác nhau.

Như nhiều ngôi chùa ở Đàng trong, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật, hai bên thờ Tôn Giả A Nan, Ca Diếp, Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Đề Đạt Ma; chùa còn thờ Thập Bát La Hán và Thập điện Minh Vương. Các pho tượng không chỉ là những tác phẩm độc đáo về nghệ thuật mà còn mang nét dung dị đời thường. Nụ cười, ánh mắt của mỗi pho tượng đều hàm chứa lý thuyết về cõi nhân sinh, cuộc sống và sự vĩnh hằng. Ngoài ra, chùa còn có đôi câu đối do chính chúa Nguyễn Phúc Chu viết ban vào năm 1691 và ba tạng kinh giấy khổ rộng, chữ to bằng ngón tay út. Bộ kinh hết sức cổ, có lẽ được Thiền sư Nguyên Thiều thỉnh từ Trung Hoa sang lúc phụng mệnh chúa Nguyễn về nước vào cuối thế kỷ XVII... Đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung được xây dựng vào thời Lê - Nguyễn thì chùa Thập Tháp ở Bình Định là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và cái mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, trang nghiêm. Năm 1990, chùa Thập Tháp Di Đà được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia.



Tản mạn núi Bà - Bình Định
Chuyện nàng Vọng phu có thể có thật, cũng có thể không có, nhưng hình tượng hóa đá của nàng thì như một bản di huấn của tổ tiên nhắc nhở con cháu muôn đời về nỗi tủi nhục vì đói nghèo. "Núi Vọng phu" ở Bình Ðịnh còn gọi là "Núi Bà", vì tôn vinh người đàn bà tiết nghĩa, kiên trinh ấy mà có tên gọi như vậy.


Kể cũng lạ, khắp đất nước ta có khá nhiều nơi có núi mang tên "Vọng phu", nghĩa là mong ngóng đợi chồng. Truyền thuyết về "Núi Vọng phu" na ná như nhau, đại khái là vì quá nghèo khổ mà hai anh em nhà nọ (anh trai và em gái) ngay từ thuở bé đã phải lưu lạc mỗi người một nơi "tha phương cầu thực". Rồi nhiều năm sau vì không nhận ra nhau mà họ trở thành vợ chồng và có con. Bỗng một hôm họ có dịp tâm sự về cái quá khứ của mình, người chồng mới phát hiện: hóa ra vợ mình lại chính là em ruột mình. Anh ta tủi hổ: chỉ vì nghèo khổ mà dẫn họ đến phạm tội loạn luân. Thế là anh chồng bỏ nhà lặng lẽ ra đi, một cuộc ra đi không bao giờ trở lại. Người vợ bồng con năm tháng mòn mỏi trông mong chồng về, đến hóa đá mà nàng cũng chưa biết được vì sao chồng nàng lại mãi mãi ra đi. Chuyện nàng Vọng phu có thể có thật, cũng có thể không có, nhưng hình tượng hóa đá của nàng thì như một bản di huấn của tổ tiên nhắc nhở con cháu muôn đời về nỗi tủi nhục vì đói nghèo.

"Núi Vọng phu" ở Bình Ðịnh còn gọi là "Núi Bà", vì tôn vinh người đàn bà tiết nghĩa, kiên trinh ấy mà có tên gọi như vậy. "Núi Bà" Bình Ðịnh sách xưa chép là Bô Chinh đại sơn. "Bô chinh" có nghĩa là lánh cái chiêng, ngọn núi lớn mang tên trốn lánh cái chiêng ư ? Tối nghĩa quá. Tôi ngờ rằng "bô chinh" là phiên âm từ ngôn ngữ Chămpa, cũng như chữ Chiêm thành (Zhàn chéng) vốn dĩ phiên âm từ danh từ Chăm hoặc Chàm vậy.

"Núi Bà" hay "Bô chinh đại sơn" là dãy núi lớn như một quả tim khổng lồ đặt chính giữa cơ thể huyện Phù Cát. Mặt phía đông ngăn nước biển tràn vào đất liền; mặt phía nam và tây, tây bắc bảo vệ cuộc sống của cư dân các huyện Phù Cát, An Nhơn và Tuy Phước. Trên "Núi Bà" có con "suối treo" mà sách xưa gọi là "Bộc tuyền", vì nước suối từ dốc cao đổ xuống như hình tấm lụa treo. Ngọn "chóp vung" của dãy Núi Bà là đỉnh cao nhất, cách mặt biển 1000m, di tích chùa ông Núi, một thắng cảnh tuyệt vời nằm ở lưng chừng đỉnh "chóp vung", nơi mà Danh nhân Văn hóa Ðào Tấn từng ẩn cư và đề thơ.

Bách bát chung thanh khước thụ diên
Ngẫu tùy ngâm tuyết khấu đàn duyên
Thập niên hồ hải quy lại mộng
Nhất kính yên hoa tự tại thiên
Giai sĩ từ bi ninh thị Phật
Sơn ông danh tự bán nghi Tiên
Thanh tuyền tế ẩm tri Chân vị
Bất phụ nhân gian phất diễm truyền

Nghĩa là

- Một trăm lẻ tám tiếng chuông (1) vang tận đọt cây
- Tha hồ mà làm thơ, đọc sách, gõ mõ niệm Phật
- Giấc mơ trở về sau mười năm đó đây
- Bầu trời mặc sức (tự do) một cõi khói, hoa
- Là kẻ sĩ mà đi tu thà làm Phật thiệt
- tên gọi là ông Núi nửa ngờ rằng vị Tiên
- Nhấm nháp dòng nước suối trong lành mới biết mùi đạo "Chân như" (2)
- Quả là cảnh đẹp lộng lẫy, người đời truyền tụng không ngoa.

Còn về di tích "đá Vọng phu" thì ngọn "Vọng phu"



Nhà Bảo tàng Quang Trung - Bình Định
Xây dựng năm 1978, khánh thành năm 1979. Bảo tàng Quang Trung là điểm được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm hơn cả với 9 phòng trưng bày các di chỉ, hiện vật của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-17789 )


Trong khuôn khổ viện, rộng 9 ha bảo tàng còn có tượng đài, cầu cảnh, nhà khách... Đặc biệt bên phải nhà bảo tàng có điện thờ 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và cây me, giếng nước- những dấu tích còn in đậm kỷ niệm gia đình người anh hùng dân tộc.
Đến tham quan bảo tàng, khách du lịch sẽ được tham quan một số vùng lân cận, nơi trước đây là dinh lũy, quán lương, bãi tập của một nghĩa quân Tây Sơn (núi Ông Bình, hòn Ấm, hòn Kiến, Tây Sơn thượng đạo...), xem biểu diễn võ Tây Sơn, nhạc trống Tây Sơn.
Hàng năm cứ vào ngày 5 tháng 1 (âm lịch) nhân dân quanh vùng tụ hội về nhà bảo tàng đề làm lễ tưởng niệm người anh hùng dân tộc (tục gọi là ngày lễ Đống Đa).



Khám phá Bình Ðịnh
Bình Ðịnh đang đổi mới từng ngày, với hàng loạt công trình đầu tư cho các tuyến điểm tham quan, khu nghỉ dưỡng, nâng cấp cầu đường... thu hút nhiều du khách đến với vùng biển duyên hải miền Trung giàu đẹp này. Bạn có thể tự thiết kế tour cuối tuần đến khám phá những thắng cảnh nổi tiếng như Hầm Hô, đầm Thị Nại, bến Hàm Tử , cù lao Xanh thưởng thức những món đặc sản như gà Diêu Trì, rượu Bàu Ðá...


Ngày thứ nhất, đi theo tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu. Ðây là con đường mới mở nên quang cảnh còn hoang sơ với hàng chục bãi biển. Ðầu tiên là bãi biển Hoàng Hậu nằm ngay trong thành phố. Cái tên Hoàng Hậu là do trước kia có một nhà nghỉ của vua Bảo Ðại đặt tại đây (trên sườn núi) và hoàng hậu thường xuống tắm biển. Nơi đây cũng là chốn an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Những hòn đá nơi đây bị sóng biển bào tròn nằm lăn lóc như những quả trứng nên người dân còn gọi nôm na là bãi Trứng.

Ði thêm vài cây số, bạn sẽ đến trại phong Quy Hòa, tham quan các ngôi nhà có kiến trúc kiểu Pháp, khu vườn tượng các nhà khoa học nằm sát bờ biển, nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử còn lưu giữ cả bút tích của ông.

Bãi Dại là nơi dừng chân kế tiếp, ở đây có những ngôi nhà bằng gỗ lợp tranh trên các hòn đá. Ghềnh đá ở đây xếp lớp san sát nhau tạo nên những bức tranh đá kỳ lạ với sự chuyển màu đậm nhạt tùy theo từng đợt sóng vỗ. Một bãi biển tuyệt đẹp không thể bỏ qua là bãi Dài với thế nằm trong mõm có ghềnh đá bao bọc, bãi biển cát trắng phẳng lì, nhìn ra cù lao Xanh. Nơi này có khu nghỉ dưỡng Life do công ty Baumeister Spuller (Áo) đầu tư 4 triệu USD với các dãy nhà 3 tầng nhìn ra biển. Những dãy nhà này có nét trang trí theo cung cách văn hóa Chămpa và làm bằng vật liệu xây dựng tại địa phương như đá ong, gạch đỏ tạo nên một cảnh quan hài hòa với biển. Nơi đây chưa được du khách biết đến nhiều nên cảnh vật còn hoang sơ và yên tĩnh.

Ngày thứ hai, bạn có thể đi thăm các di tích lịch sử như đền thờ vua Quang Trung cách Quy Nhơn 50km, sau đó thăm Hầm Hô (Tây Sơn) - một khu vực có suối với các hòn đá lớn đa dạng hình thù. Ðể đến suối phải đi trên những chiếc sõng (thuyền nhỏ) len trong cây rừng, khi đến suối lại tiếp tục len lỏi qua những hòn đá lớn, khi thuyền không thể đi tiếp thì bạn phải chuyền theo những hòn đá để đến Thác Ðổ. Nơi đây chính là căn cứ địa của nghĩa quân Mai Xuân Thưởng, và cũng là nơi luyện võ của nghĩa quân Tây Sơn. Dòng suối trong xanh, khiến khách phương xa thèm được một lần ngâm mình xuống tắm và mò tìm những hòn cuội nhiều màu sắc. Sau đó bạn có thể nghỉ chân trên những nhà sàn gỗ trên vách núi để tận hưởng gió rừng mát rượi và dùng món gà nấu cháo nổi tiếng ở vùng này. Trên đường về, bạn đừng quên tham quan tháp Ðôi, tháp Dương Long, tháp Bánh Ít là những di tích của văn hoá Chămpa với các phù điêu sống động bằng sa thạch của các vương triều Chămpa xa xưa.

Ngày thứ ba, bạn có thể thuê thuyền thám hiểm trên bến Hàm Tử với giá 150.000đ/ngày đi tham quan các địa điểm Hải Minh, Nhơn Hải, hang Yến. Thuyền sẽ men theo các đảo ghé vô làng chài, xem cảnh làm sứa




Rolling Eyes cheers
Về Đầu Trang Go down
 
Danh lam- Thắng cảnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Món ăn - bài thuốc dành cho người mỡ máu
» CHUYỆN ĐÓ ĐÂY
» Tháng 7 âm lịch Dinh dưỡng với ăn chay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt  :: Du Lịch-
Chuyển đến