Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Trần Đình Cẩn : Chào Quý Khách viếng thăm Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Trần Đình Cẩn : Chào Quý Khách viếng thăm Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt

Le Cuoi Tran Dinh Can _Ngo Thi Trung Trinh
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Điều kiện tự nhiên

Go down 
Tác giảThông điệp
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Điều kiện tự nhiên    Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitimeWed 27 Oct - 7:10:46

Vị trí địa lý

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông. Cách Hà Nội 1.065 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Bắc.

Diện tích và dân số

Bình Định có diện tích tự nhiên 6.025,1 km2, dân số 1.545.300 người, mật độ dân số 256 người/km2 (số liệu năm 2004). Bình Định có 11 đơn vị hành chính: thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 2 và 10 huyện gồm An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (miền núi), Tây Sơn, Hoài Ân (trung du), Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước (đồng bằng). Toàn tỉnh có 157 xã, phường, thị trấn.

Tài nguyên thiên nhiên

Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 280C. Lượng mưa trung bình 1700 - 1800 mm. Có các sông lớn như sông Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh cùng hệ thống sông suối thuận lợi cho phát triển thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt. Có 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có gần 117.000 ha đất nông nghiệp, 202.700 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 154.400 ha rừng tự nhiên, gần 200.000 ha đất chưa sử dụng có thể khai thác phát triển nông lâm nghiệp. Bình Định có bờ biển dài 134 km, có 3 cửa lạch lớn Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, có đầm Thị Nại và các đầm khác, nhiều loại thuỷ hải sản quý thuận lợi cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bình Định không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng có một số khoáng sản có giá trị như đá xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng


Điều kiện tự nhiên  BandoBD
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử Bình Định    Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitimeWed 27 Oct - 7:12:39

Lịch sử

Điều kiện tự nhiên  Bieudien_trong
Biểu diễn trống trận Quang Trung Bình Định có một vai trò chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Hệ thống đường Quốc lộ 1 A và đường sắt xuyên Việt cùng với đường 19 lên Tây Nguyên và cảng biển nước sâu Quy Nhơn-Nhơn Hội đã trở thành huyết mạch cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Bình Định, miền Trung và Tây Nguyên cũng như khu vực tiểu vùng sông Mê Công bởi trục đường hành lang Đông-Tây: Quy Nhơn-KonTum-ApToPư-Pắc Xế- (Lào)Ubon Rat cha Thani (Thái Lan) .
Cho đến nay, thông qua các đợt khai quật khảo cổ học người ta đã xác định được rằng cách đây trên 2000 năm trên vùng đất Bình Định ngày nay đã có cư dân văn hoá Sa Huỳnh sinh sống. Từ đầu Công nguyên (năm 192) trên dải đất miền Trung Việt Nam đã hình thành một nhà nước cổ đại, đó là nhà nước Chăm-pa. Nhà nước Chăm-pa được xây dựng trên một nền tảng văn hoá hết sức rực rỡ, nó kế thừa những thành tựu của nền văn hoá Sa Huỳnh trước đó, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa cùng nhiều yếu tố của các nền văn hoá khác trong khu vực. Nhà nước Chăm-pa với sự khởi nguồn từ năm 192 đã kết thúc vai trò lịch sử riêng của mình vào nửa cuối Thế kỷ XVII, chấm dứt sự tồn tại đầy oanh liệt của mình trong suốt 16 thế kỷ.
Bình Định là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm-pa, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, chiến tranh xảy ra liên miên, nhưng văn hóa Chăm-pa ở đây vẫn phát triển đến khi nhà nước Chămpa mất vai trò lịch sử . Dấu tích văn hoá của thời kỳ nhà nước Chăm-pa tồn tại trên đất Bình Định còn để lại vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và trở thành đối tượng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ về Bình Định.
Năm 1470, vào thời cực thịnh của nhà Lê, vua Lê Thánh Tông chỉ huy đánh chiếm kinh thành Viaja (thành Đồ Bàn) bắt vua Chiêm là Trà Toàn và hơn 3 vạn người làm tù binh. Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại việt mở đất đến núi Thạch Bi.
Tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay.
Năm 1490 (chưa đầy 20 năm sau), theo Thiên nam dư hạ tập cho biết: dưới thời Hồng Đức, Phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã.
Năm 1570, Nguyễn Hoàng, người được vua Lê cử trấn nhậm hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam lúc bấy giờ có cả phủ Hoài Nhơn.
Năm 1578, Nguyễn Hoàng cử lương Văn Chính vào làm tri huyện Tuy Viễn để lo trị an, giữ yên biên giới phía Nam và chuẩn bị đưa quân, dân vào sinh sống, lập làng phía Nam đèo Cù Mông - Phủ Hoài Nhơn trở thành bàn đạp cho cuộc tiến công mở đất vào Phú Yên.
Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn .
Năm 1651, dưới thời Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Hoài Nhơn làm phủ Quy Ninh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn và vẫn được gọi suốt thời kỳ Tây Sơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ được dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay thuộc xã Nhơn Thành, An Nhơn).
Điều kiện tự nhiên  Baotangquangtrung
Bảo tàng Quang Trung tại huyện Tây Sơn
Từ thời các chúa Nguyễn, ở Đàng Trong nói chung, Bình Định nói riêng đã có sự phân hóa giàu nghèo, địa vị khác nhau của các tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt vào đầu thế kỷ XVII, vấn đề trên càng trở nên mâu thuẫn sâu sắc. Cho đến trước cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn 1771, ở Bình Định đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía: cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo, trừng phạt quan lại hống hách bức hiếp dân. Nhưng tồn tại chẳng được bao lâu, cuộc khởi nghĩa của Lía bị thất bại
Năm 1773 cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu đã phát triển xuống Tây Sơn Hạ đạo, chiếm lĩnh ấp Kiên Thành (nay là Kiên Mỹ) nơi đã từng sinh ra các thủ lĩnh Tây Sơn, Nguyễn Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện là Phù Ly và Bồng Sơn. Cùng trong năm đó (1773), nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn.
Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây thêm thành Đồ Bàn, rồi đổi tên ra thành Hoàng đế, tự xưng Tây Sơn vương, cho đúc ấn vàng, phong cho Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phụ chính, các tướng lĩnh khác đều được phong chức cho tương xứng với một chính quyền Trung ương mới được thành lập.Năm 1793, sau khi vua Quang Trung chết, Nguyễn Ánh đem quân đánh thành Hoàng Đế. Nguyễn Nhạc bị bệnh sai con là Nguyễn Bảo chỉ huy kháng cự, quân của Nguyễn Bảo bị thua, bỏ
Điều kiện tự nhiên  Quangtrung
Tượng đài vua Quang Trung tại Quy Nhơn
chạy.Vua Quang Toản sai Thái uý Phạm Công Hưng, hộ giá Nguyễn văn Huấn, Đại tư lệ Lê Trung, Đại tư mã Ngô văn Sở cùng tướng thuỷ quân là Đặng Văn Chân từ Phú Xuân vào cứu viện, đánh quân Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh thua chạy. Quân Quang Toản vào thành, Nguyễn Nhạc mang vàng bạc ra khao quân. Phạm Công Hưng và các tướng lĩnh ra lệnh tịch thu châu báu và binh giáp các kho rồi chiếm thành. Nguyễn Nhạc phẩn uất hộc máu chết.
Từ năm 1793-1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Quy Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh, cũng là bước đường suy yếu của Tây Sơn.
Từ năm 1799 -1802 thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Đến năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định .
Năm 1890 thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập.
Năm 1907 toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị Định bãi bỏ tỉnh Plâycu Đe. Một nửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định.
Năm 1913 thực dân pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú.
Năm 1921 thực dân pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945.
Cùng với cuộc cách mạng tháng Tám long trời, lỡ đất, ngày 3/9/1945, sau khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi UBND cách mạng lâm thời mới của tỉnh lấy tên tỉnh Bình Định là tỉnhTăng Bạt Hổ. Tuy nhiên tỉnh Tăng Bạt Hổ thay cho tỉnh Bình Định chưa được Trung ương công nhận, trên các văn bản chính thống của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn không thay đổi tỉnh Bình Định, do đó tỉnh Tăng Bạt Hổ tồn tại không được bao lâu.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-1954)
Điều kiện tự nhiên  TuongQUYNHON1
Tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn
Bình Định là tỉnh tự do hoàn hoàn, là hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Chín năm kháng chiến gian khổ và anh dũng đó, nhân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp công, góp sức cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, buộc chúng phải ký Hiệp Định Giơnevơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam .
Tuy nhiên theo tinh thần Hiệp định này, đất nước ta còn tạm thời chia cắt làm 2 miền : Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, trong đó có tỉnh Bình Định còn phải chịu dưới ách thống trị của bọn tay sai đế Quốc, chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Từ năm 1989 tỉnh Bình Định được tái lập trở lại từ tỉnh Nghĩa Bình. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, nhân dân Bình Định đã ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, có nhiều đổi mới về nếp nghĩ trong phát triển kinh tế, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống của mỗi người dân. Một cuộc sống mới tốt đẹp ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh đã và đang được nhân dân Bình Định cùng với cả nước phấn đấu xây dựng.
Trong khi hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương ký chưa ráo mực, Đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ .
Chính quyền Ngô Đình Diệm chia miền Nam Việt Nam thành hai miền: Từ Bình Thuận trở vào gọi là Nam phần; từ Bình Thuận trở ra vĩ tuyến 17 gọi là Trung phần. Trung phần lại chia thành hai khu vực, gọi là Trung nguyên Trung phần và cao nguyên Trung phần. Tỉnh Bình Định thuộc Trung nguyên Trung phần và vẫn giữ là một đơn vị hành chính cấp tỉnh như trước đây cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975) .
Trong suốt 20 năm (1954-1975), thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, quân và dân Bình Định đã vượt qua vô vàng hy sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám dân góp phần cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương yêu dấu của mình vào ngày 31/3/1975 .
Từ cuối năm 1975 đến năm 1989 tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Trong 15 năm hợp nhất nhân dân Bình Định đã cùng với nhân dân Quảng Ngãi ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.


Điều kiện tự nhiên  VHHthiNai
Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà tại lễ khánh thành Cầu Thị Nại
Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh Te Xa Hoi   Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitimeWed 27 Oct - 7:16:00

Nguồn nhân lực

Điều kiện tự nhiên  Dhsp
Trường Đại học Quy Nhơn
Bình Định có nhiều dân tộc chung sống, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng đất nước. Dân tộc Kinh chiếm 98% so tổng dân số, 3 dân tộc thiểu số chiếm 2% chủ yếu là Ba Na, H're, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miền núi, trung du. Với tổng dân số 1.561.500 người (năm 2005) phân bố không đều, trong đó thành phố Quy Nhơn cao nhất là 1.195,5 người/km2, thấp nhất là huyện Vân Canh 31,1 người/ km2. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế.

Hiện có 904.300 người trong độ tuổi lao động; 795.700 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đường sắt quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh; cùng với Quốc lộ 1D (dài 33 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn.Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km về phía Bắc có thể mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 465 km đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng ven biển, hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Đã có 100% số thôn trong tỉnh có điện, 98,2% số hộ được dùng điện. Hệ thống bưu điện, bưu cục phủ kín toàn tỉnh, đến năm 2005 bình quân có 66 máy điện thoại/1.000 dân. Trường Đại học Quy Nhơn nằm trên đường An Dương Vương thực hiện đào tạo đa ngành cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học cho khu vực. Trên địa bàn tỉnh có Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Quang Trung, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng Nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 398 trường học phổ thông. Tại tỉnh có 16 bệnh viện với 2.180 giường bệnh, 15 phòng khám, 1 viện điều dưỡng và 157 trạm xá xã; trong đó có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa thành phố tại Quy Nhơn và 2 bệnh viện đa khoa khu vực tại Phú Phong và Bồng Sơn là những cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân có chất lượng cao. Hạ tầng thương mại, du lịch được xây dựng đang đáp ứng yêu cầu phát triển.

Về phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên  Thapdoi2
Tháp đôi tại Quy Nhơn
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, các công trình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển.

Kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2005 đạt 5.609,6 tỷ đồng (giá so sách 1994), gấp 1,54 lần so với năm 2000 và tăng 11,1% so năm 2004. Tốc độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2001 - 2006 đạt 9%. Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng 14%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,7% và dịch vụ tăng 10,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm. GDP bình quân/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000 có cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 42,2% - 22,8% - 35%, đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 36,9% - 28,2% - 34,9%.

Giáo dục - đào tạo - dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Đến năm học 2005 - 2006 số học sinh hệ mẫu giáo đạt 41.517 em, học sinh phổ thông 348.400 em, kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ được duy trì, phổ cập trung học cơ sở hoàn thành năm 2004. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, đến năm 2005 đạt 25% số lao động.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Có 80% số trạm y tế cấp xã có bác sĩ. Đã mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tăng cường hoạt động khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác y tế dự phòng được đầu tư thường xuyên. Tỷ suất sinh bình quân mỗi năm giảm 0,8 phần nghìn, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 24,5% vào năm 2005.

Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển, 95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình.

Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lại hiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch, hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng.

Bước đầu xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao của một số môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá…

Các hoạt động xã hội, chăm sóc người có công với nước được coi trọng. Hằng năm giải quyết việc làm cho 2,2 vạn người. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo, hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm và năm 2005 còn 19,66%.
Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hoá Bình Định với cái nhìn tương lai    Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitimeWed 27 Oct - 7:21:36




Dưới thời khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau khi quét sạch thù trong, giặc ngoài đã xây dựng nền văn hóa Tây Sơn với tư cách như một cuộc cách mạng về văn hóa, trong đó đề cao chữ Nôm mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển đi liền với chủ quyền dân tộc. Đầu thế kỷ XX trong dòng thơ văn tiền chiến 1930 – 1945 với Điều kiện tự nhiên  Votayson
Biểu diễn võ Tây Sơn



phong trào thơ mới ở Bình Định cũng được đánh giá là một trào lưu sáng tác cùng với những thi hào xuất sắc như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Cù Huy Cận… Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, văn hóa Bình Định cũng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước. Chúng ta không bao giờ quên Ca kịch bài chòi và tuồng Liên khu V đã từng vang lên khắp vùng căn cứ kháng chiến và cả trong vùng địch hậu qua làn sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng và Đài Tiếng nói Việt Nam, cổ vũ và nuôi dưỡng những tâm hồn kháng chiến, đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc v.v.
Điều kiện tự nhiên  Thapdounglong
Tháp Dương Long tại Tây Sơn
Những nét chấm phá của văn hóa Bình Định đã qua là như vậy nhưng những gì của văn hóa Bình Định cho hôm nay và ngày mai là hết sức quan trọng, cần phải được định ra cho văn hóa một hướng đi phù hợp với quy luật phát triển xã hội, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bởi vì nói đến văn hóa tuy là động lực phát triển kinh tế - xã hội nhưng văn hóa lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, cho nên đặt vấn đề văn hóa Bình Định với cái nhìn tương lai thì văn hóa Bình Định cũng chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế tỉnh nhà; vì vậy nhận định văn hóa Bình Định đi tới đâu là hết sức cần thiết. Thực ra, những vấn đề về văn hóa của Bình Định mang tính chất chung nhất đã được định hướng trong các Nghị quyết về văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam,
mà gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần 5 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cụ thể hóa của Nghị quyết này, mới đây UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Đề án chiến lược phát triển văn hóa thông tin từ nay đến năm 2010 và hàng loạt Đề án khác phục vụ cho Nghị quyết. Có thể nói các Đề án mới được ban hành là một cái gậy để các nhà làm văn hóa đề ra cho mình một hướng đi cụ thể, thiết thực bảo đảm cho văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội.

Nhìn một cách tổng quan thì văn hóa Bình Định không nằm ngòai định hướng chung của văn hóa Việt Nam hoạt động trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Khi đặt vấn đề cụ thể của hướng đi nào để văn hóa Bình Định đi tới tương lai chắc chắn phải dựa vào đặc điểm của vùng miền và thế mạnh Bình Định có. Văn hóa Bình Định muốn có một cuộc bứt phá ngoạn mục thì phải bám sát vào cội rễ của văn hóa truyền thống vốn rất phong phú và đa dạng, bởi đây là cái nền vững chắc nhất. Phát triển văn hóa Bình Định, trước hết có lẽ phải đi từ hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nghĩa là phải biết phát huy thế mạnh của các di tích này để khai thác, giới thiệu những giá trị của chúng ra bên ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, Bình Định hiện nay có 150 điểm di tích và danh thắng đang được quy hoạch. Trong số này, đến cuối năm 2003 có 29 di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng, khoảng 50 di tích được UBND tỉnh công nhận, còn lại đang được khảo sát, xây dựng hồ sơ để xác định mức độ giá trị của từng di tích, ứng với cấp nào thì cấp đó công nhận. Các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Định phổ biến nhất là các nhóm: di tích về văn hóa Chămpa xưa, di tích về kháng Pháp và Cách mạng, di tích kháng chiến chống Mỹ và di tích thắng cảnh - danh lam.


Điều kiện tự nhiên  Nhaccotruyen
Hát Bộ - loại hình nghệ thuật truyền thống của Bình Định
Ngoài hệ thống di tích lịch sử, Bình Định có hệ thống thư viện -tủ sách được xây dựng tới cơ sở xã, phường, thị trấn; trong đó với một thư viện tỉnh có trên 100.000 bản sách, 10 thư viện huyện và hằng trăm thư viện, tủ sách ở cơ sở. Hệ thống nhà văn hóa - câu lạc bộ huyện nào cũng có; 16 đơn vị chiếu bóng, có rạp biểu diễn dành riêng cho sân khấu tuồng v.v. Đây là cơ sở - thiết chế văn hóa để góp phần làm nên văn hóa của người Bình Định trong tương lai.

Dòng văn hóa phi vật thể ở Bình Định vô cùng phong phú như: Hoạt động lễ hội, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo của cư dân miền biển… là những món ăn tinh thần đặc sắc không những đối với nhân dân Bình Định mà nó còn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế. Các lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian nếu được duy trì, phát huy cũng sẽ là những bộ mặt văn hóa tương lai của Bình Định như : Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội văn hóa - thể thao miền núi, Lễ hội văn hóa - thể thao miền biển… và vô số các lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’re sống trên đất Bình Định là những tiềm ẩn khơi dậy làm giàu và lành mạnh hóa cuộc sống. Và dĩ nhiên các loại hình văn hóa kể trên phải được nâng cao, cải biên cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ mới.
Văn học dân gian và văn học bác học ở Bình Định cũng là một thế mạnh trong tương lai. Điều đó được chứng minh đội ngũ sáng tác hiện nay ở Bình Định ngày một đông, các lứa tuổi đều có, những năm qua nhiều tác phẩm của họ đạt các giải cao trên nhiều lĩnh vực từ: mĩ thuật, hội họa, thơ, nhạc cho đến nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống. Văn học dân gian vẫn còn đây những nghệ nhân, những lớp kế tiếp nối bước ông cha giữ gìn những câu hát đối đáp những miếng biểu diễn tuồng hay, những bài dân ca và hát bài chòi cổ, cùng với những trò vui dân gian trong các lễ hội, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Bình Định mãi mãi điểm tô cho bộ mặt văn hóa Bình Định .
Văn hóa Bình Định tương lai còn biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các vùng miền trong cả nước và nhân loại; sở dĩ đề cao việc tiếp thu cái hay, cái đẹp của văn hóa các vùng khác cũng là yêu cầu không thể thiếu ở bất cứ một dòng văn hóa nào khi muốn tồn tại và phát triển. Văn hóa Bình Định có hội nhập với thế giới bên ngoài hay không thì yếu tố tiếp thu, bồi đắp, làm phong phú cho mình là rất quan trọng. Trong thế giới của thời kỳ đại công nghiệp, văn hóa Bình Định không những vừa giữ cho mình một nét riêng như Huế có ca múa Cung đình, đồng bằng Bắc bộ có chèo, Nam bộ có cải lương, Tây nguyên đàn T’rưng v.v. mà còn có những nét hòa đồng, riêng biệt nhưng không khác biệt hoặc theo cách nói hòa nhập nhưng không thể hòa tan.

Tuy nhiên, để có một vùng văn hóa phát triển, Bình Định cũng sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách. Đó là những mặt trái của cơ chế thị trường, một khi phải hạn chế những tư tưởng đề cao đồng tiền và danh lợi hoặc thương mại hóa văn hóa. Những khó khăn thử thách này, thực tế những năm vừa qua, Bình Định cũng đã gặp phải và đang cố gắng hạn chế không để chúng làm cản trở trong sự phát triển chung của văn hóa Bình Định.

Ngày nay với các chính sách chiêu hiền đãi sĩ của UBND tỉnh, tầng lớp trí thức, đội ngũ làm công tác VHTT ở Bình Định ngày một trưởng thành. Đây là nguồn lực hết sức quan trọng để tạo nên vóc dáng văn hóa Bình Định trong tương lai. Đó sẽ là động lực thúc đẩy một cách trực tiếp cùng cả nước tiến tới xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để đi vào thế kỷ XXI với những gì có thể.


Điều kiện tự nhiên  Thanhhoangde1
Di tích Thành Hoàng đế tại huyện An Nhơn
Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: SỐ LIỆU THỐNG KÊ    Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitimeWed 27 Oct - 7:26:58

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU


Đơn vị
1995
2000
2005
2006
2007 2008

1. Dân số trung bình
1000 người
1.394,3
1.485,6
1.556,9
1566,0
1.578,9 1595,2
TĐ: Dân số trong độ tuổi lao động
"
713,9
793,7
901,0
916,1
.......
2. Tỷ lệ tăngdân số
%o
23,9
14,5
12,2
11,5
10,9 11,9
3. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KT
1000 người
...
...
795,7
808,8
822,1 838,4
4. Tổng thu NSNN trên địa bàn
Tỷ đồng
392,7
593,3
1.267,8
1.618,0
2.074,6 2574,5
5. Tổng chi ngân sách địa phương
Tỷ đồng
212,5
894,6
1.874,3
2.251,6
2.916,0 3.949,6
6. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
"
...
...
4.100
5.192
6.365 8000
Trong đó: Địa phương quản lý
"
...
...
3.823
4.818
6117 7680
7. Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá trị thực tế)
"
2.717,7
4591,9
10.293,7
12.223,5
14.877,0 20.792,0
8. Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá SS 1994)
"
2.388,7
3661,3
5.609,6
6.280,5
7.074 7.861,7
9. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá trị cố định 1994)
"
1.346,7
1821,6
2.354,9
2.614,8
2.690,6 2.904,1
10. Giá trị SXCN trên địa bàn (giá trị cố định)
"
521,1
1687,9
3.318,1
3.075,7
4.730
Trong đó: Giá trị SXCN ĐP
"
438,9
1.466,1
2.692,0
3.457,3
....
11. S.lượng lương thực có hạt
1000 tấn
405,8
532,5
561,0
644,5
617,9
12. Tổng giá trị xuất khẩu
1.000 USD
21.472
103883
214.924
243.800
327.000
13. Học sinh phổ thông
1000 người
283,3
347,7
348,4
343,4
331,1
14. Số giường bệnh
Giường
1.950
2224
2.230
2.240
2.390
15. Cán bộ ngành y
Người
1.749
2400
2.797
2.784
3.130
Trong đó: Y, bác sỹ
"
991
1275
1.374
1.392
1450



Diện tích, dân số và đơn vị hành chính năm 2008

Số xã Số phuờng, thị trấn Diện tích (km2) Dân số (100 người) Mật độ dân số (nguời/km2)
Tổng số 129 30 6039 1578,9 261,5
1. Thành Phố Quy Nhơn
5
16
286
271,2
948,3

2. Huyện An Lão
9
1
692
27,2
39,3

3. Huyện Hoài Nhơn
15
2
414
228,0
550,7

4. Huyện Hoài Ân
14
1
745
98,1
131,7

5. Huyện Phù Mỹ
17
2
550
192,8
350,5

6. Huyện Vĩnh Thạnh
8
1
722
29,8
41,3

7. Huyện Tây Sơn
14
1
690
139,2
201,7

8. Huyện Phù Cát
17
1
680
199,0
292,6

9. Huyện An Nhơn
13
2
243
193,6
796,7

10. Huyện Tuy Phước
11
2
217
190,0
875,6

11. Huyện Vân Canh
6
1
800
26,3
32,9










* Khí hậu

Số liệu cơ bản về khí hậu (năm 2008)



Nhiệt độ trung bình cả năm: 28,60

Nhiệt độ trung bình cao nhất (tháng 6 và tháng 7): 300

Nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1): 23,20

Độ ẩm trung bình cả năm: 79%

Độ ẩm trung bình thấp nhất (tháng Cool: 73%

Độ ẩm trung bình cao nhất (tháng 10): 85%

Lượng mưa trung bình cả năm: 2.595,6 mm

Lượng mưa trung bình cao nhất (tháng 11): 851,1 mm

Lượng mưa trung bình thấp nhất (tháng 2): 26,2 mm

Tổng số giờ nắng trong năm: 2.288,0 giờ



* Các đơn vị hành chính

TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Tổng số xã phường, thị trấn: 159; xã: 129, phường: 16; thị trấn: 14)

(Total number of communes, subdistricts, subtowns: 157)



Mã số Code
Tên đơn vị hành chính

Name of the Administrative Divisions

540
Thành phố Quy Nhơn

21550
Phường Nhơn Bình

21553
Phường Nhơn Phú

21556
Phường Đống Đa

21559
Phường Trần Quang Diệu

21562
Phường Hải Cảng

21565
Phường Quang Trung

21568
Phường Thị Nại

21571
Phường Lê Hồng Phong

21574
Phường Trần Hưng Đạo

21577
Phường Ngô Mây

21580
Phường Lý Thường Kiệt

21583
Phường Lê Lợi

21586
Phường Trần Phú

21589
Phường Bùi Thị Xuân

21592
Phường Nguyễn Văn Cừ

21959
Phường Ghềnh Ráng

21598
Xã Nhơn Lý

21601
Xã Nhơn Hội

21604
Xã Nhơn Hải

21607
Xã Nhơn Châu

21991
Xã Phước Mỹ

542
Huyện An Lão

21609
Thị trấn An Lão

21610
Xã An Hưng

21613
Xã An Trung

21616
Xã An Dũng

21619
Xã An Vinh

21622
Xã An Toàn

21625
Xã An Tân

21628
Xã An Hoà

21631
Xã An Quang

21634
Xã An Nghĩa

543
Huyện Hoài Nhơn

21637
Thị trấn Tam Quan

21640
Thị trấn Bồng Sơn

21643
Xã Hoài Sơn

21646
Xã Hoài Châu Bắc

21649
Xã Hoài Châu

21652
Xã Hoài Phú

21655
Xã Tam Quan Bắc

21658
Xã Tam Quan Nam

21661
Xã Hoài Hảo

21664
Xã Hoài Thanh Tây

21667
Xã Hoài Thanh

21670
Xã Hoài Hương

21673 Xã Hoài Tân
21676 Xã Hoài Hải
21679 Xã Hoài Xuân
21682 Xã Hoài Mỹ
21685
Xã Hoài Đức

544
Huyện Hoài Ân

21688
Thị trấn Tăng Bạt Hổ
21690 Xã Ân Hảo Tây
21691 Xã Ân Hảo Đông
21694 Xã Ân Sơn
21697 Xã Ân Mỹ
21700 Xã Dak Mang
21703
Xã Ân tín
21706 Xã Ân Thạnh
21709 Xã Ân Phong
21712 Xã Ân Đức
21715 Xã Ân Hữu
21718 Xã Bok Tới
21721 Xã Ân Tường Tây
21724 Xã Ân Tường Đông
21727 Xã Ân Nghĩa
545
Huyện Phù Mỹ

21730
Thị Trấn Phù Mỹ

21733 Thị Trấn Bình Dương

21736 Xã Mỹ Đức

21739 Xã Mỹ Châu

21742
Xã Mỹ Thắng

21745 Xã Mỹ Lộc

21748 Xã Mỹ Lợi

21751 Xã Mỹ An

21754 Xã Mỹ Phong

21757 Xã Mỹ Trinh

21760 Xã Mỹ Thọ

21763 Xã Mỹ Hoà

21766 Xã Mỹ Thành

21769 Xã Mỹ Chánh

21772 Xã Mỹ Quang

21775 Xã Mỹ Hiệp

21778 Xã Mỹ Tài

21781 Xã Mỹ Cát

21784 Xã Mỹ Chánh Tây

546
Huyện Vĩnh Thạnh

21786 Thị trấn Vĩnh Thạnh

21787 Xã Vĩnh Sơn

21790 Xã Vĩnh Kim

21796 Xã Vĩnh Hiệp

21799
Xã Vĩnh Hảo

21801 Xã Vĩnh Hòa

21802 Xã Vĩnh Thịnh

21804 Xã Vĩnh Thuận

21805 Xã Vĩnh Quang

547
Huyện Tấy Sơn

21808
Thị Trấn Phú Phong

21811
Xã Bình Tân

21814
Xã Tây Thuận

21817
Xã Bình Thuận

21820
Xã Tây Giang

21823
Xã Bình Thành

21826
Xã Tây An

21829
Xã Bình Hoà

21832
Xã Tây Bình

21835
Xã Bình Tường

21838
Xã Tây Vinh

21841
Xã Vĩnh An

21844
Xã Tây Xuân

21847
Xã Bình Nghi

21850
Xã Tây Phú

548
Huyện Phù Cát

21853
Thị trấn Ngô Mây

21856
Xã Cát Sơn

21859
Xã Cát Minh

21862
Xã Cát Khánh

21865
Xã Cát Tài

21868
Xã Cát Lâm

21871
Xã Cát Hanh

21874
Xã Cát Thành

21877
Xã Cát Trinh

21880
Xã Cát Hải

21883
Xã Cát Hiệp

21886
Xã Cát Nhơn

21889
Xã Cát Hưng

21892
Xã Cát Tường

21895
Xã Cát Tân

21898
Xã Cát Tiến

21901
Xã Cát Thắng

21904
Xã Cát Chánh

549
Huyện An Nhơn

21907
Thị trấn Bình Định

21910
Thị trấn Đập Đá

21913
Xã Nhơn Mỹ

21916
Xã Nhơn Thành

21919
Xã Nhơn Hạnh

21922
Xã Nhơn Hậu

21925
Xã Nhơn Phong

21928
Xã Nhơn An

21931
Xã Nhơn Phúc

21934
Xã Nhơn Hưng

21937
Xã Nhơn Khánh

21940
Xã Nhơn Lộc

21943
Xã Nhơn Hoà

21946
Xã Nhơn Tân

21949
Xã Nhơn Thọ
550
Huyện Tuy Phước

21952 Thị trấn Tuy Phước

21955 Thị trấn Diêu Trì

21958 Xã Phước Thắng

21961 Xã Phước Hưng

21964 Xã Phước Quang

21967 Xã Phước Hoà

21970 Xã Phước Sơn

21973 Xã Phước Hiệp

21976 Xã Phước Lộc

21979 Xã Phước Nghĩa

21982 Xã Phước Thuận

21985 Xã Phước An

21988 Xã Phước Thành

551
Huyện Vân Canh

21994 Thị trấn Vân Canh

21997 Xã Canh Liên

22000 Xã Canh Hiệp

22003 Xã Canh Vinh

22006 Xã Canh Hiển

22009 Xã Canh Thuận

22012 Xã Canh Hoà




SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

(năm 2008)



1- Dân số trung bình: 1.595.200 người

Phân theo giới tính: Nam: 775.500 người

Nữ: 819.700 người

Phân theo khu vực: Thành thị: 424.100 người

Nông thôn: 1.171.100 người

Phân theo địa bàn: TP Quy Nhơn: 271.200 người

Huyện An Lão: 27.200 người

Huyện Hoài Ân : 98.100 người

Huyện Hoài Nhơn: 228.000 người

Huyện Phù Mỹ: 192.800 người

Huyện Phù Cát: 199.000 người

Huyện Vĩnh Thạnh: 29.800 người

Huyện Tây Sơn: 139.200 người

Huyện An Nhơn: 193.600 người

Huyện Tuy Phước: 190.000 người

Huyện Vân Canh: 26.300 người

2- Lao động đang làm việc: 838.400 người

3- Tỷ lệ: 0/00

Tỷ lệ sinh: 17,0

Tỷ lệ chết: 5,1

Tỷ lệ tăng tự nhiên: 11,9

Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Âm Thực   Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitimeWed 27 Oct - 7:30:40

Điều kiện tự nhiên  179538-178769-DSC00629Nem chợ Huyện

Ai về Vinh Thạnh quê em

Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng

Thôn Vinh Thạnh ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước. Ở đây trường Vinh Thạnh được xây dựng sớm nhất huyện nhà. Cạnh trường còn cửa Lý Môn - có lẽ là phủ đường, về phía Tây kề đó là chợ Huyện buôn bán sầm uất. Đặc biệt nhất là hát tuồng - quê hương của vị hậu tổ tuồng Đào Tấn. Hễ có hội là có hát. Ngoài thú xem tuồng còn có thú ăn uống. Món ăn tuy nhiều nhưng nổi bật nhất là "nem chợ Huyện", nem nổi tiếng từ xưa cho đến bây giờ.

Có thể bảo rằng, nem là tinh hoa của thú ẩm thực, là đặc sản. Ngày nay nơi đây còn có một số hàng, quán mang được sắc thái ngày xưa. Ngày còn bé, tôi đã vài lần được ăn nem ở đây. Nem ngon tuyệt, cái ngon còn giữ mãi trong ký ức. Lớn lên tôi lại tìm đến như người đi tìm kỷ niệm. Dường như nem ngày nay không thơm ngon như ngày xưa. Phải chăng mình đã quen với những hương vị mới khiến cảm giác không còn bén nhạy như xưa chăng?

Tuy nhiên những khách phương xa đến đây thưởng thức món đặc sản này đều tấm tắc khen cái hương vị rất riêng của nem chợ Huyện. Theo các nhà sản xuất thì nem ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫn là thịt.

Thịt được chọn khá kỹ. Đó là thịt heo cỏ. Heo cỏ nhỏ con, lông và da màu đen, xương nhỏ. Heo nuôi từ 6 đến 8 tháng, mát tay lắm heo cũng chừng sáu chục ký. Thịt săn, nhiều nạc, màu đỏ sẫm. Một con heo năm sáu chục ký chỉ lấy độ mươi lăm ký nạc là cùng. Đó là thịt lọc, lấy ở bốn đùi. Những phần thịt khác đem bán ở chợ giá rẻ hơn nhiều.

Cách chế biến

Thịt được cắt theo chiều ngang sớ thịt chừng 3 phân rồi mới thái nhỏ. Thịt để ráo nước rồi mới cho vào cối quét. Cẩn thận hơn là cối phải là thứ cối xứ Quảng, vừa trơn láng vừa sâu lòng. Vài nơi dùng cối gỗ nhưng cối gỗ thường bị nứt vỡ. Cối đá thường dùng là đá Non Nước màu trắng có vân đen, mịn láng. Thợ làm nem là những người trai lực lưỡng. Muốn thịt được nhuyễn, dai giòn, người thợ phải quết liên tục, không có quãng thời gian ngừng tay lâu. Nếu mỏi phải thay người khác. Chỉ dừng lại khi thịt đã "chín". Thời gian quết chừng một lếu nhang.

Vì lẽ ấy có người cho rằng thắp nhang là để cầu nguyện. Một người quết, một người trông chừng, đôi bàn tay được thoa mỡ hay nước muối, tém những mẩu thịt trồi ra ngoài. Mỗi cối thịt chừng vài ký. Trong lúc quết họ còn gia thêm đường và muối theo một tỉ lệ chính xác. Khi thịt đã chín, nhuyễn người ta gia thêm tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ như con bún, hoặc như hạt lựu.

Nem tươi

Nem tươi là nem được nướng ăn ngay, họ phải gia thêm tỏi giã nhỏ để tăng hương vị. Thịt phải vắt thành viên hình bầu dục cỡ bằng ngón tay cái. Họ xếp vào tô lớn. Khi ăn, nem được xiên qua một cái que tre, cứ mười chiếc một. Xâu nem được đặt trên lửa liu riu, trở qua lại nhiều lần, cứ mỗi lần trở lại thoa thêm mỡ nước để nem không khô mà lại tăng vị béo. Nem chín, mùi thơm ngào ngạt lan tỏa khiêu khích khứu giác, vị giác khiến ta không cầm được nước bọt.

Thưởng thức

Những xâu nem vàng vàng, nâu hồng bốc khói thơm lựng được dọn lên với rau mùi. Không cần nhiều rau vì nếu rau nhiều quá làm loãng hương vị nem. Các loại rau thơm như tía tô, rau răm kèm với chuối, khế xắt nhỏ và dưa leo. Tùy theo sở thích có người chỉ ăn độc một thứ nem để tận hưởng hương vị của thịt, có người lại bảo phải có rau, rau vừa nâng lại vừa thêm hương vị. Có người lại thích cuốn với bánh tráng mỏng để thưởng thức cái dai, cái giòn của đặc sản này.

Đặc biệt là nước chấm, tùy khẩu vị nên chủ quán luôn chuẩn bị đủ hai loại là nước tương và nước mắm. Nước mắm phải là loại nước mắm nhỉ Gò Bồi được pha loãng với tương ớt. Tương ớt không cay lắm. Ai thích ăn cay thì có ớt trái.

Loại nước chấm được nhiều người ưa thích là gồm nước mắm pha loãng với đậu phụng giã nhỏ gia thêm đường và ớt tỏi khiến nước chấm quanh quánh ngọt đậm đà.

Nước chấm pha càng khéo càng nâng hương vị của nem khiến khẩu vị người ăn luôn bị kích thích. Nem chợ Huyện vừa ngọt lại vừa béo, đã dai mà lại giòn, đủ các vị mặn, ngọt, dai, giòn, thơm béo nên ăn không biết chán. Lại nữa, nem hoàn toàn bằng thịt nạc nên ta có thể ăn no mà không sợ hàn. Cứ một mẩu nem tợp một ngụm rượu Bầu Đá thơm, cay, nồng thì không gì sảng khoái bằng.

Chủ quán lại rất sành về tâm lý khách hàng nên những bàn ăn thường được dọn ở ngoài vườn đầy hoa lá. Vừa ăn vừa thưởng thức cái không khí thôn quê trong lành. Phải chăng đó là nghệ thuật?

Nem chua

Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá chuối. Lá vông nem màu xanh hơi nhạt, lá không lớn như vông đồng. Để có lá gói, cây vông nem được trồng thành hàng rào, khi cần là có ngay. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông nem. Nem gói bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được ba ngày là dùng được. Nem chua ăn với tỏi. Tỏi vừa thơm lại vừa sát khuẩn. Nem chua là món dưa cay tuyệt vời.

Nem là đặc sản của chợ Huyện, Tuy Phước. Ngày nay, nó vẫn là tinh hoa của các món ăn Bình Định.
Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
Sponsored content





Điều kiện tự nhiên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Điều kiện tự nhiên    Điều kiện tự nhiên  I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Điều kiện tự nhiên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mật ong – Món quà quý giá từ thiên nhiên
» Điều trị bệnh ra mồ hôi chân tay
» Khi nào đậu phộng, hạt điều… hại người?
» Khi nào đậu phộng, hạt điều… hại người?
» CHUYỆN ĐÓ ĐÂY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt  :: Lịch Sử Và Con Người-
Chuyển đến