Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Trần Đình Cẩn : Chào Quý Khách viếng thăm Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Trần Đình Cẩn : Chào Quý Khách viếng thăm Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt

Le Cuoi Tran Dinh Can _Ngo Thi Trung Trinh
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt

Go down 
Tác giảThông điệp
Tran Dinh Can
Admin
Tran Dinh Can


Tổng số bài gửi : 235
Points : 632
Join date : 18/10/2010
Đến từ : BinhDinh

Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt    Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  I_icon_minitimeMon 17 Jan - 19:53:56

flower flower Dùng thuốc khi bị viêm da tiếp xúc
affraid affraid affraid Một số bạn sau khi chạm vào một vật gì đó tự nhiên có cảm giác nóng rát, tại vùng da đó bị đỏ ửng lên rồi xuất hiện các mụn nước, mụn mủ. Nền da hơi bị nề lên, ngứa. Đó là hiện tượng viêm da do tiếp xúc với một vật gì đó mà bị dị ứng.

Trong trường hợp này cần áp dụng các biện pháp sau:

- Không chà xát, không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc.

- Khi tổn thương da phù nề, chảy nước thì bôi các loại dung dịch làm mềm da, ẩm da như: dalibour, jarish, hồ nước.

Nếu tổn thương da khô thì bôi một trong các loại kem chống viêm như gentrison, temproson, diproson..., bôi ngày 1-2 lần trong 1 - 2 tuần.

Nếu tổn thương da có mủ, tấy đỏ nhiều thì phải uống 1 đợt kháng sinh: cephalexin hoặc roxithromycin trong 5 - 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bị ngứa nhiều phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin hoặc fexofenadin trong 5 - 10 ngày. Các tổn thương viêm da tiếp xúc do sứa và côn trùng thường hay để lại vết thâm. Sau khi lành tổn thương mà da còn bị thâm thì bôi hydroquinone 2%, bôi một lần vào buổi tối trong thời gian từ 1 - 2 tháng.


TS. Nguyễn Thị Lai(Bệnh viện Hữu Nghị)

(suckhoe&doisong)
farao farao Nước bọt sáng sớm chữa mụn cơm
jocolor Theo dược học cổ truyền, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh tuý nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tuỷ, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, giải độc...

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 - 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì.


Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.

Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.

Để phát huy cao nhất tác dụng của nước bọt, có thể thực hành theo hai cách: (1) Luyện công súc miệng: miệng mím, răng nghiến, dùng hai má và lưỡi làm động tác như súc miệng, súc 36 lần. Khi trong mồm có nhiều nước bọt thì chia làm 3 lần nuốt từ từ, trong khi nuốt tưởng tượng nước bọt được đưa tới đan điền (vùng dưới rốn).

Thông thường, lúc mới tập nước bọt còn ít, luyện nhiều thì lượng nước bọt sẽ tăng lên. Bài ca bí quyết luyện công súc miệng là: "Luyện công súc miệng dịch tự sinh, súc ba mươi sáu lượt chớ đừng quên, bước này có thể trừ bệnh thận, huyết mạch lưu thông, thọ niên trường". (2) Ngọc dịch dưỡng sinh, còn gọi là Quỳnh dịch dưỡng sinh): trước khi đi ngủ làm vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ. Sáng dậy, đảo lưỡi từng bên phải và trái ít nhất 10 lần rồi súc miệng cho ra nước bọt và nuốt dần.

Người xưa cho rằng, nếu thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ có công dụng làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

(theo bee.net.vn)

lol! lol! Xoa bóp chống ra mồ hôi tay
rendeer Ra mồ hôi tay không nguy hại đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng công tác và sinh hoạt. Đông y có một số biện pháp điều trị chứng bệnh này.

Trong y học cổ truyền, ra nhiều mồ hôi tay thuộc phạm vi các chứng đa hãn, tự hãn... Với nguyên nhân chủ yếu được cho là do thiên nhiên bất túc (yếu tố di truyền), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), tình chí rối loạn (yếu tố tâm thần kinh), cửu bệnh đại bệnh (mắc các bệnh mãn tính, bệnh nặng)... và được chia ra làm nhiều thể bệnh như thấp nhiệt uất kết, dinh vệ bất hoà, phế tỳ khí hư, âm hư nội nhiệt, biểu hư bất cố.

Về mặt trị liệu, hai phương pháp thường được sử dụng là dùng thuốc và không dùng thuốc dựa trên cơ sở biện chứng luận trị (điều trị theo thể bệnh) và sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Dưới đây, xin được giới thiệu một số biện pháp không dùng thuốc để bạn đọc tham khảo:


Huyệt 9

- Dùng điếu ngải (có thể thay thế bằng que hương hoặc điếu thuốc lá) cứu nóng huyệt âm khích. Cách xác định huyệt âm khích: hướng cẳng tay và lòng bàn tay ra phía trước, ngửa bàn tay và nghiêng bàn tay vào phía trong, bờ trong cẳng tay sẽ nổi rõ gân cơ trụ trước, chỗ lõm sát gân cơ này trên nếp lằn chỉ cổ tay là huyệt thần môn, từ đây đo lên 0,5 tấc là vị trí của huyệt âm khích.

- Dùng ngón tay cái day ấn các huyệt quan nguyên (ở dưới rốn 3 tấc), khí hải (ở điểm nối 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu) và hợp cốc (nằm ở chỗ lõm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, điểm tê tức nhất khi ấn và có hướng lan sang ngón tay út), mỗi huyệt trong 2 phút.

- Về ăn uống nên trọng dụng các loại thực phẩm như gạo nếp, đậu đen, phù tiểu mạch, gan dê, gan lợn, tim lợn, thịt gà, cá chạch, ngao, sò, đậu phụ, ngân nhĩ, cà rốt, củ mài, trám, bí đao, xích tiểu đậu, đông trùng hạ thảo, biển đậu, hạt dẻ, khiếm thực... và nên kiêng kị gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, lá tía tô, rượu, mỡ động vật... hạn chế dùng đường trắng, kẹo mạch nha, long nhãn, hồng táo, thịt thủ...

ThS Khánh Hiển (bee.net.vn)
farao confused Tác dụng trị bệnh của cây đào
rendeer Sleep Đào nhân

Chữa ho, hen suyễn: 4,5 - 9g. Sắc uống trong ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh: Đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, nghệ vàng, mần tưới, mỗi vị 6 - 8g. Sắc nước uống.

Chữa máu kết thành cục không tan trong bụng (Đào nhân hồng hoa thang): Đào nhân (bỏ vỏ), hồng hoa, tô mộc, mỗi thứ 3g. Thanh bì 2,5g, ô dược 1g, độc hoạt 2g, bạch tật lê (bỏ gai) 3,5g sắc uống.

Nhiều bộ phận của cây đào đã được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chữa huyết bế sau sinh: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái sắc uống.

Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh: Đào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 3g, hồng hoa 5g sắc uống, chia nhiều lần trong ngày.

Lá đào

Chữa ghẻ lở, viêm kẽ chân, chữa sưng tấy, vết thương, vết đứt: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ. Nước sắc lá đào dùng để tắm, ngâm rửa chỗ viêm kẽ chân. Lá đào + lá dâu tằm giã nát, đắp tại chỗ vết thương, vết nứt. Lá đào + lá cà tím + lá cỏ roi ngựa, lượng bằng nhau, giã đắp chữa sưng tấy.

Chữa ho: Nước cất từ lá đào tươi.

Chữa đại tiện không thông: Lá đào tươi một nắm rửa sạch, giã nát, vắt nước uống.

Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc uống ngày một lần, dùng liên tục 5 ngày.

Chữa mề đay: Lá đào tươi 500g thái nhỏ, ngâm vào trong 500ml cồn từ 24 - 48 giờ, lọc bỏ bã. Dùng bôi ngoài da ngày 2 - 3 lần.

Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi, mỗi thứ 30g, vỏ rễ lựu tươi 50g, lá khuynh diệp tươi 25g, hạt tiêu 20 hạt. Đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến. Dùng nước xông rửa, ngâm bên ngoài. Không được uống.

Tuy nhiên, lá đào có axit cyanhydric, có thể gây ngộ độc. Thận trọng khi sử dụng. Dùng liều vừa đủ, kể cả khi uống lẫn khi bôi, đắp, ngâm, rửa... bên ngoài.
(Theo bee.net.vn)
afro afro Lưu ý trong điều trị Á sừng
geek Bệnh á sừng còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông (atopic winter feet dermatitis). Đây là một bệnh rất nan giải, không chỉ bị ở bàn chân mà còn thấy ở cả bàn tay, một thách thức lớn với cả thầy thuốc và bệnh nhân.
Rất nhiều người bệnh không làm được gì vì chân tay đau đớn, nứt rớm máu, đi lại, lao động khó khăn, chạy chữa nhiều nơi không khỏi.

Ai hay bị á sừng?

Á sừng hay gặp ở các thiếu nữ, nhân viên nhà hàng, đầu bếp, người nội trợ, y tá, hộ lý. Tất cả những người này thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa. Khí hậu khô hanh của mùa đông miền Bắc nước ta là yếu tố làm cho bệnh càng nặng lên.

Chị em nội trợ cần lưu ý có một số rau quả, hải sản có thể gây viêm da kích ứng làm khởi động cho viêm da cơ địa như: hành tỏi, củ cải, nước nho, cam, tôm, cá. Một số chất như găng tay cao su, chất mạ nickel của một số đồ dùng và đồ trang sức, chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng, chất thuộc da. Những chất này gây viêm da kích ứng, tế bào da vùng đó bị mất nước khô nứt ra, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng là những đám da đỏ dày khô, nứt nẻ bong vảy, chảy máu, đau đớn.

Á sừng thường gặp ở vị trí nào trên cơ thể?

Vị trí hay gặp là bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn chân. Bệnh nặng về mùa đông, giảm về mùa hè, đôi khi khỏi hẳn, đến mùa đông năm sau lại tái phát. Bệnh viêm nhiễm mãn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như: đến tuổi dậy thì, chửa đẻ, mãn kinh... Chẩn đoán bệnh không khó nhưng cần phân biệt với bệnh vảy nến, nấm da bàn tay, bàn chân, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc...

Lưu ý trong điều trị

Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, không dùng găng tay cao su mà dung găng latex, không đi tất nilon mà đi tất cotton, thận trong khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giày dép da.

Rửa tay chân bằng xà phòng có chất giữ ẩm như: oilatum, cetaphyl, physiogel. Sau khi rửa chân tay, bôi ngay thuốc giữ ẩm lacticare, lacticare HC, skincare U hoặc cream ure 5 - 10%, vaserlin, bôi nhiều lần trong ngày hoặc những lúc da khô. Ăn đủ chất, nhiều rau quả, uống đủ nước trong ngày (1,5 - 2l/ngày). Uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, uống kháng histamin để chống ngứa gãi. Ngoài ra có thể uống thêm những thuốc có tác dụng tốt cho da như bepanthen, l-systine, silica và các loại vitamin A, C, E... theo chỉ định của thầy thuốc.

Lưu ý, không tự pha nước muối để ngâm chân vì khi tự pha không thể chuẩn độ được mà thường là nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt rộng, sâu hơn. Vì vậy điều quan trọng là duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục và khỏi hẳn.


(Theo suckhoe - doisong)
affraid geek lol! Nhận biết bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Embarassed Hiện tượng phát ban, sưng tấy trên da trẻ có thể là
do viêm nhiễm, dị ứng hay sốt cao. Phần nhiều trong số này
không nghiêm trọng và dễ điều trị. Dưới đây là những hình ảnh
giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu ngoài da thường gặp ở
trẻ.

Bệnh ecpet mảng tròn
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  F34463aa57f8411324d8e077916e9d67
Đây là bệnh do nấmsống ký sinh trên da, tóc và móng tay. Bắt đầu với một đốmxếp vảy, màu đỏ hoặc sưng tấy rồi phát triển thành vòng đỏngứa bao ngoài. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với người bệnhhay vật nuôi mang bệnh. Có thể điều trị với loại kem khángnấm.

Bệnh ban đỏ
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  2b8070cf080aa1f64943b7d95d948cef
afro Đây là một bệnhdễ lây (do siêu vi) và có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu (15-30%có biểu hiện), xuất hiện những mảng đỏ từ 1-4 ngày rồi banlan tới cánh tay, chân và toàn thân. Thời gian bị bệnh kéodài 5-14 ngày. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước vàthuốc giảm đau (không dùng aspirin nếu bé sốt). Nếu con bịbệnh ban đỏ trong khi mẹ đang mang thai thì mẹ cần đi khám bácsĩ ngay.


Bệnh thủy đậu
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  84ab8b4e3c4fea91cd8c05caa7ef76a1
lol! Rất dễ lây, cácnốt thủy đậu có thể lan rộng dễ dàng, với các nốt ngứa, đỏhay phồng rộp khắp cơ thể. Đây không phải là bệnh nghiêm trọngvà bệnh chỉ mắc 1 lần. Hầu hết các trường hợp có thể điềutrị tại nhà, bao gồm nghỉ ngơi và dùng thuốc theo hướng dẫncủa thầy thuốc để giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sốt vàcác biểu hiện giống cảm cúm khác.


Bệnh chốc lở
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  026ce54ef9cc7048761573e27856ff79
santa lol! Là một bệnh bộinhiễm, bệnh chốc lở gây ra tình trạng viêm đỏ hay phồng rộmmà có thể bị vỡ hay rỉ nước và phát triển thành một tổnthương nổi màu vàng nâu. Các vùng viêm có thể lan ra bất kỳkhu vực nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở quanh miệngvà mũi. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc hay dùng chung, chơi chungđồ. Thuốc mỡ kháng sinh và thuốc uống kháng sinh thường đượcdùng cho các trường hợp này.


Mụn cơm
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  7c9a7458af626880d04cf8aa161104e6
jocolor santa cherry Đây là bệnh dovirus papilloma gây ra vì thế có thể lây qua tiếp xúc. Ngăn ngừasự lây lan của bệnh bằng cách không đụng vào chúng, dùng bănggạc che kín và giữ cho vùng da tổn thương luôn khô ráo. Hầuhết các trường hợp là vô hại, không gây đau và tự biến mất.Nếu chúng tiếp tục tồn tại thì có thể tiểu phẫu bằng laserhay kỹ thuật đốt lạnh.


Rôm sảy
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  4a4ff510d75dfde27cb498cb7e11ae3e
afro Đây là hậu quảcủa tình trạng tắc ống dẫn mồ hôi. Các đốm rôm trông nhưnhững nốt mụn nhỏ màu hồng hay đỏ. Chúng thường xuất hiện ởđầu, cổ và vai của trẻ nhỏ do cha mẹ ủ quá ấm hoặc do thờitiết quá nóng. Trẻ cũng cần được mặc nhẹ, thoáng như ngườilớn mặc dù sờ chân tay có thể hơi lạnh, mát nhưng điều nàyhoàn toàn bình thường.



Viêm da tiếp xúc
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  C20f96c3b0776e110c9a2afe3d6f2b4d
santa cherry Viêm da tiếp xúclà phản ứng dị ứng do tiếp xúc với chất dị ứng có trongthực phẩm, xà phòng, nhựa cây độc. Tình trạng phát ban thườngxảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau tiếp xúc. Một số có biểuhiện phát ban, số khác nổi mẩn và nặng nhất là nổi các nốtrộp như bỏng. Cách tốt nhất để phòng bệnh này là tránh cáctác nhân gây dị ứng.



Bệnh tay chân miệng

Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  66603324be35457942ba5c430e354432
flower Đây là bệnh dễ lâyvà thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ởmiệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lantới cẳng chân. Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ. Cầnrửa tay thường xuyên để phòng bệnh này, Có thể điều trị tạinhà bằng cách cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và bổsung nhiều chất lỏng.



Viêm phong da

Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  53c4814482ac71f623177d85a4bc9b5a
lol! Đây là một bệnhmãn gây khô da, cực kỳ ngứa ngáy và tình trạng phát ban tăng.Nguyên nhân không rõ ràng nhưng có thể là tiền sử gia đình cóbệnh dị ứng và hen hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm.



Chứng mày đay
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt  2a0bb80ac9b2ea7c9d3301bff57e6b33
lol! geek Chứng mày đay làmột phản ứng viêm của da với biểu hiện là các sẩn phù màuhồng, xuất rầm rộ, đột ngột ở bất kỳ vùng da nào trên cơthể. Các vùng sẩn này đặc biệt ngứa và có thể hợp lạithành mảng có giới hạn rõ, lan rộng khắp người; thậm chí cóthể gây khó thở. Các loại thuốc như aspirin, penicillin, trứng,các loại hạt họ lạc, nhuyễn thể… có thể gây ra chứng mày đay.

(Phanvien.com)

lol! afro flower ]font=Arial Black]Thuốc chữa một số bệnh ngoài da thường gặp [/font]
bounce Bệnh ngoài da có nhiều loại, có thể do nhiễm ký sinh trùng(ghẻ), vi nấm (hắc lào, lang ben). Nếu sử dụng thuốc không đúng hoặc không tuân theo một số nguyên tắc điều trị sẽ đưa đến việc chữa trị trở thành khó khăn...

Bệnh do ký sinh trùng Scarcoptes scabiei hominis gây ra, không gây nguy hiểm trầm trọng nếu người mắc biết giữ gìn vệ sinh tối thiểu. Ghẻ chỉ gây sự khó chịu vì ngứa ngáy hay sự xấu hổ vì lý do thẩm mỹ (bàn tay mà bị ghẻ thì không đẹp chút nào). Tuy nhiên trước đây đã có trường hợp người bệnh bị ngộ độc phải vào bệnh viện vì dùng “thuốc rầy”, thậm chí dùng “thuốc súng” để bôi ghẻ.

Muốn trị dứt ghẻ phải dùng thuốc có tác dụng diệt con cái ghẻ và phải bôi thuốc đúng cách. Thuốc thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ và chứa một trong những hoạt chất sau: lưu huỳnh (trước đây có sử dụng thuốc mỡ lưu huỳnh hoặc dung dịch polysulfua calcium nhưng nay ít dùng vì có mùi hôi diêm sinh gây khó chịu cho người bôi thuốc), benzyl benzoat (asxabiol), D.E.P (tức dietyl phtalat dùng dạng mỡ), gamma hexaclorocyclohexan, crotamiton 10% còn có thêm tác dụng chống ngứa.

Các nguyên tắc cần thực hiện khi bôi thuốc:

Tắm sạch (nên xát mạnh xà phòng vào nốt ghẻ và rửa sạch), lau khô trước khi bôi thuốc. Tốt nhất là bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Phải chuẩn bị một bộ quần áo giặt thật sạch, có nhúng nước sôi, ủi nóng hoặc phơi qua một, hai cơn nắng để thay. Màn, chiếu, gối... nên giặt, tẩy, phơi nắng (để diệt con cái ghẻ và trứng rơi rớt có thể gây bệnh trở lại hoặc lây lan).

Phải để thuốc tiếp xúc đủ thời gian. Đa số thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ (đối với người lớn), 12 giờ (đối với trẻ em và phụ nữ mang thai). Sau đó tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng. Có thể bôi thuốc 2-3 lần hoặc khi bị tái phát (sau 15-20 ngày do trứng sống sót nở) nên bôi thuốc lại.

Phải trị đồng thời cho tất cả mọi người trong gia đình, nếu để sót người còn bệnh, người khác sẽ bị tái nhiễm.

Nếu điều trị không dứt điểm hoặc dùng thuốc không đúng sẽ dẫn tới biến chứng như viêm da, chàm hoá khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Do nước ta có khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của vi nấm (các bệnh nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta dược xếp thứ hai trong các cơ sở điều trị chuyên khoa da liễu, chỉ sau bệnh chàm – eczema). Người bị nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn), lạm dụng corticoid (làm giảm sự đề kháng của cơ thể, các vi nấm có điều kiện tăng sinh) đã đưa đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội”.

Hắc lào là danh từ dân gian để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da với tổn thương là sẩn đỏ, ngứa, có bóng nước, lan rộng ra tạo thành hình vòng, thường xuất hiện ở vùng da bẹn, quanh thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú... Hắc lào là do nhiễm vi nấm có tên Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng hơi bong vẩy, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực... khi đổ mồ hôi có thể bị ngứa.

Thuốc cổ điển để trị hắc lào, lang ben là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic +iod), antimycose (acid benzoic +acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA ( aspirin, natri salicylat). Hiện có nhiều thuốc dùng tại chỗ với hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như miconazol (daktarin), ketoconazol (nizoral), econazol (péverye), selsun...

Về kinh nghiệm dân gian đối với lang ben có thể dùng củ riềng 20 gam giã nát, ngâm trong 200 ml giấm thanh, dùng để thoa. Còn đối với hắc lào có thể dùng lá hoặc rễ cây kiến cò: 300 gam ngâm trong 100 ml rượu 700 trong một tuần, gạn lấy phần rượu dùng để làm thuốc thoa.

Cũng như điều trị bệnh ghẻ, việc điều trị lang ben, hắc lào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm:

Điều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) đến khi da lành và cần tiếp tục bôi ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát.

Khi tổn thương quá rộng bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thêm thuốc uống trị vi nấm như griseofulvin, ketoconazol...

Kết hợp điều trị với vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Có thể phòng bệnh nhiễm vi nấm ngoài da nói chung bằng cách không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác, tránh gần gũi, chung đụng với thú nuôi trong nhà. Nếu chó, mèo bị rụng lông bất thường nên cho đi khám thú y.

(Suckhoe@DoiSong)
lol! farao affraid Basketball
Về Đầu Trang Go down
https://dinhcan.forumvi.com
 
Bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, ngứa, nổi sẩn, mụn nhọt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bệnh hắc lào, Viêm da
» Điều trị bệnh ra mồ hôi chân tay
» Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh loãng xương
» CHUYỆN ĐÓ ĐÂY
» Bệnh giời leo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bình Định Kết Nối Tâm Hồn Việt  :: Chia Sẻ Kiến Thức :: Kiến thức khoa học :: Khám chữa bệnh, bài thuốc, y học, Y khoa-
Chuyển đến